Tất cả chúng ta, ai cũng có lúc phạm lỗi. Chắc chắn
bạn đã nghe câu này nhiều lần. Đây là
câu nói giúp trấn an những
cảm xúc của bạn khi bạn mắc
sai lầm nào đó. Tuy nhiên, đây là một câu nói hiếm khi xuất hiện trong
môi trường công sở. Mặc dù vậy, điều đó không có
nghĩa là ở công sở không bao giờ có sai lầm xảy ra.
Chìa khóa để xử lý tình huống khi bạn mắc lỗi ở công sở là một chút ngượng ngùng. Ai cũng có lúc nào đó phạm sai lầm. Sai lầm không nhất thiết dẫn tới việc bạn bị sa thải. Dưới đây là một số
lời khuyên giúp bạn vượt qua
được tình huống đó:
1. Thừa nhận sai lầm của mình
Khi phát hiện ra mình mắc lỗi trong
công việc,
tốt nhất bạn nên thông báo với
sếp trước khi sếp chỉ ra lỗi
cho bạn. Trừ phi vì một lý
do nào đó bạn
không thể gặp sếp để
nhận lỗi (chẳng hạn sếp ra nước ngoài), bạn nên nói trực tiếp với sếp. Nếu sếp và bạn cùng ở trong
văn phòng mà bạn lại
gửi email để thông báo về việc bạn mắc lỗi, bạn sẽ bị sếp
nhìn nhận như một người không
thẳng thắn.
Khi bạn thừa
nhận sai lầm và báo tin cho những người cần biết, bạn đã giúp giải tỏa tình thế và chấm dứt tình trạng phải
chờ đợi một ai đó gọi đến bạn vì sai lầm mà bạn đã mắc phải. Nói cách khác, nếu bạn chờ người khác nói đến mới nhận lỗi, bạn
có thể khiến một tình huống
xấu trở nên tệ hơn.
2. Không tìm cách biện hộ
Những lời biện minh cho sai lầm mà bạn mắc phải có thể
hiệu quả ở nơi khác, nhưng sẽ không hiệu
quả trong môi trường công sở, và thậm chí để lại
ấn tượng xấu về bạn với sếp và
đồng nghiệp. “Tôi mệt”, “Tôi được anh A/chị B thông báo
muộn và không có
thời gian kiểm tra kỹ”, “Anh A/chị B không nói với tôi là cần phải sửa những
con số đó”.
Khi bạn
bắt đầu đưa ra một loạt những lý do để biện minh cho sai lầm của mình, bạn không chỉ thể hiện sự kém
trưởng thành của bản thân mà còn
đổ lỗi cho người khác vì sai lầm mà mình gây ra. Cách đó sẽ không đem lại cho bạn thêm những người bạn.
“Tôi đã phạm một sai lầm” là câu tốt nhất để báo tin cho mọi người biết về lỗi mà bạn mắc phải. Nhận lỗi về mình, tránh đổ lỗi cho người khác, và
xin lỗi. Khi đó, hầu hết mọi người sẽ
tôn trọng sự thẳng thắn của bạn và bạn sẽ có
cơ hội để
sửa chữa sai lầm đã mắc phải.
3. Vạch kế hoạch để đảm bảo không bao giờ phạm sai lầm đó thêm lần nữa
Tùy thuộc vào
bản chất của sai lầm mà bạn mắc phải, bạn có thể
chia sẻ kế hoạch của mình với sếp và dồng
nghiệp. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là đảm bảo bạn không mắc phải sai lầm đó thêm lần nữa.
4. Tự nguyện dành thời gian riêng để khắc phục sai lầm
Nếu có thể khắc phục được sai lầm mà mình gây ra, hãy tự nguyện
giải quyết vấn đề bằng thời gian của riêng bạn. Điều đó đồng nghĩa với bạn đến sớm, về muộn, hoặc gọi điện cho các bên liên quan để xin lỗi và giải quyết
vấn đề. Tóm lại, bạn cần
đứng lên và nhận
trách nhiệm.
Câu nói “Ai cũng có lúc phạm sai lầm” luôn đúng.
Đừng để sai lầm mà bạn đã mắc phải
ám ảnh bạn. Cho dù đó là một sai lầm nghiêm trọng, đừng viết đơn xin thôi việc trừ phi có người chỉ ra cho bạn thấy, lỗi của bạn lớn đến mức không thể khắc phục. Hãy giữ
thái độ tích cực và xem sai lầm đã mắc phải như một bài
học có thể giúp bạn tránh mắc lỗi trong công việc sau này.