Bệnh Parkinson

12/12/2014   3.146  4.45/5 trong 255 lượt 
Bệnh Parkinson
Thế rồi M, một vận động viên thể thao, cũng từ giã Seagames mà không có Huy chương Vàng, dù ở Đông Nam Á, anh là người luôn xếp là hạt giống trong các giải đấu.

Dượng Tony Bài học

Trong sự nghiệp của mình, có lần anh đứng trong top thế giới. Tuy nhiên, ở các giải quan trọng như Olympic, Asiad và thậm chí Seagames, anh luôn để thua các đối thủ không mấy tên tuổi. Khi báo chí và mọi người càng kỳ vọng, thì anh càng chơi dở. Nhưng lúc không ai quan tâm, anh lại chơi cực hay. Nếu mọi người thấu hiểu, thì sẽ thông cảm, vì anh và chúng ta, cùng nhau mắc một chứng bệnh khá nặng của người Việt, là bệnh run.
 
Nhiều người rất tài giỏi, ăn nói giao tiếp xuất sắc, ngoại ngữ thành thạo, chuyên môn vững vàng, tuy nhiên ra đứng giữa một hội thảo quốc tế để phát biểu thì run bắn cả người, giọng nói lạc đi và nói gì thì chính bản thân họ cũng không rõ. Có lãnh đạo một doanh nghiệp cực lớn, ở trong nước thì thôi hét ra lửa, phát biểu cũng kinh lắm, hai tay chém gió phần phật, cứ phát biểu thì khỏi cần bật quạt. Nhưng có lần đi ra nước ngoài tham dự một hội thảo CEO thì để lại một câu chuyện cười cho giới truyền thông quốc tế. Ở hội thảo đó có các chủ tịch, CEO các tập đoàn lớn tham dự, rồi các hãng truyền thông lớn cũng chĩa ống kính về, thì ông luống cuống, mặt tái nhợt khi mời lên phát biểu. Trong lúc móc tờ giấy trong quần ra để đọc, thì run quá nên đánh rơi tờ giấy, và khổ là nó chui tọt vào vào cái gầm của cái bục phát biểu. Dưới ống kính truyền hình của bao đài truyền hình lớn nhỏ khắp thế giới, hình ảnh ông chổng mông cúi xuống móc tờ giấy ra, thổi cái phù cho bớt bụi rồi thỏ thẻ đọc, thật là cảm động.
 
Trở lại Seagames, bóng đá U23 của Việt Nam cũng vậy. Khi gặp đối thủ yếu hơn như Lào, Brunei Cambuchia thì thôi, đá như lên đồng. Dội bom cả chục quả, làm tụi kia khóc như mưa, hẻm cho cơ hội dù một quả danh dự. Thế nhưng gặp tới đối thủ như Singapore hay Thailand, thì chân cẳng bắt đầu cuống. Ngôi sao tỷ này tỷ kia của V-League cũng chạy quanh sân như vận động viên điền kinh, cả trận chạm được bóng một lần đã là danh dự lắm. Có lúc đưa bóng vào khu vực gần khung thành đối phương rồi, cơ hội là rõ, khán giả và bình luận viên gào lên, sút đi sút đi, nhưng không, anh không vẫn không sút. Vì anh té. Hai chân tự va vào nhau. Hình ảnh anh ngã nằm sõng xoài trên vạch 16m50 trông thật đáng yêu.
 
Có lần Tony vào University of Houston-Downtown chơi, vì có đứa em họ đang học thạc sĩ quản trị (MBA) ở đó, nghe một buổi thuyết trình về marketing. Trong khi đứa em họ là Việt kiều, tác phong nhanh nhẹn, nhảy lên lên mở máy chiếu, nói tự tin lưu loát, đi qua đi lại giao lưu với người nghe thì có một anh nọ, nghe nói là giảng viên ở Việt Nam qua du học, đứng nói mà run như bị sốt rét, cái micro lắc lư nên giọng nói lúc to lúc nhỏ. Mắt không dám nhìn ai, trình bày xong giống như hết nghĩa vụ, mắt sợ sệt nhìn quanh và hỏi có ai hỏi gì không. Nhưng may là mọi người cũng thấy anh tội quá nên cũng không hỏi gì, anh thở cái phì, mừng rỡ đóng laptop, lật đật bước xuống lớp. Mấy thầy nước ngoài hay hỏi sao các bạn du học sinh Việt Nam bị bệnh Parkinson (bệnh run chân tay) sớm quá nhỉ, bên kia họ chỉ mắc bệnh này khi đã xế chiều.
 
Tony mới tới bắt chuyện với anh giảng viên. Nói ủa sao em thấy anh trình bày mà không có tự tin gì hết vậy, do vấn đề ngôn ngữ hay sao. Anh nói không, ngôn ngữ thì anh không sợ, nhưng cứ nói trước đám đông là run em à. Vì anh học hết đại học ở Việt Nam, mà giáo dục ở mình là thụ động, thầy cô đứng nói, học trò ngồi nghe. Mười hai năm phổ thông, bốn năm đại học, tức 16 năm chỉ ngồi và nghe, nên anh quen rồi. Trong khi đó ở nước ngoài, thầy vô đứng đó, có nói gì đâu. Toàn trò vây quanh, rồi hỏi, rồi nói. Thậm chí câu hỏi của trò này, thầy cô kêu trò khác trả lời. Nên thành quen, phóng viên truyền hình tới phỏng vấn một đứa học sinh của một trường trung học bất kỳ của châu Âu hay của Singapore, nó đều nói như tên bắn, nói lưu loát, đầy đủ ý, triển khai ý 1, ý 2, ý 3, tóm lại…và cám ơn. Cười như hoa, gương mặt tự tin. Còn lỡ phóng viên mà ra sân trường chọn phỏng vấn bất kỳ một bạn học sinh của Việt Nam mà không dặn trước héng, thì đứa này cười hí hí, núp sau lưng đứa kia, đùn đẩy nhau, thui mày nói đi, không tao không nói đâu, mày nói đi. Cả buổi rượt đuổi quanh sân trường cũng không bắt được đứa nào hỏi mà nó chịu nói.
 
Lớn lên đi làm, rồi nó cũng vậy. Lúc nào cũng đùn đẩy và cười hí hí, gãi gãi đầu, thiếu điều muốn rụng hết cả tóc.

Quảng cáo

Theo TnBS

Người đăng

Tony Tèo

Tony Tèo

Sống hết mình với đam mê cuồng cháy


Là thành viên từ ngày: 20/02/2014, đã có 0 bài viết
Website: https://antruacungtony.com

Tài trợ

BÌNH LUẬN

Bạn cần đăng nhập để bình luận.
No Avatar

Chưa có bình luận nào cho bài này, tại sao bạn không là người đầu tiên nhỉ?

Bài viết khác

School bus, mô hình giao thông hiện đại
Trên xe đến trường, các bạn học sinh sẽ sinh hoạt tập thể, hát múa, ôn bài. Vừa an toàn vừa văn minh, tập thói quen không say xe cho thế hệ trẻ, sau này chúng nó biển rộng vẫy vùng. Chúng nó là thế hệ ô tô chứ không phải thế hệ xe máy, không ai ở Mỹ ở châu Âu ở Hàn ...

Dượng Tony

Quyền huynh thế phụ
Ngày xưa, cha mẹ, vua chua có quyền định đoạt con cái, thần dân của họ. “Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung. Phụ xử tử vong, tử bất vong bất hiếu”. Vua kêu chết, hẻm chết là không trung. Cha kêu chết, không chết là bất hiếu.

Dượng Tony

Tính kỷ nuật
Đít xíp lìn có nghĩa là kỷ luật, đa phần chúng ta nuông chiều cái sướng của bản thân, rơi mất kỷ luật. Ngủ dậy sớm là dậy sớm. Đi là đi. Ăn là ăn. Tới giờ làm cái gì là làm cái đó, không có ráng 1 chút nữa, nhấc đít lên không nổi, làm cái gì cũng lề mề.

Dượng Tony

Có thể bạn cần

5 sai lầm có thể phá hỏng sự nghiệp của bạn

5 sai lầm có thể phá hỏng sự nghiệp của bạn

Xây dựng sự nghiệp vững bền mới khó chứ để phá hủy những điều bạn tạo dựng thì quả là dễ dàng. Một nhận xét không đúng lúc, lời nói bất cẩn trên mạng xã hội hay một trò đùa vô ý về sếp. Tất cả đều có thể khiến bạn để lại ấn tượng xấu và ảnh hưởng đến sự nghiệp của bạn.

Liên kết logo

Bàn phím trong mơ