Đời người muốn qua giông bão phải biết học cách tĩnh lặng

01/04/2019   3.781  3.75/5 trong 4 lượt 
Đời người muốn qua giông bão phải biết học cách tĩnh lặng
Vạn vật trên thế gian, một nửa đều không đáng phải tranh chấp, một nửa thì không cần phải tranh chấp. Chúng ta chỉ cần không ngừng nỗ lực chiến thắng bản thân mình, để tâm hồn được thăng hoa, những thứ khác đều không gì quan trọng.

Trên đời này có một thứ có thể chịu đựng những xung kích của mưa gió nhân sinh, chính là một nội tâm tĩnh lặng…
 

Làm người, thứ cần nỗ lực đạt được không phải là năng lực kêu mưa gọi gió, mà chính là mang trong lòng tâm trạng bình thản nhìn gió mây. Giữ lại một phần bình thản cho mình, cuộc sống tự thiên sẽ có trời cao, mây trôi, gió nhẹ.
 
Sự truy cầu của nhân sinh, không gì ngoài sự giàu có về vật chất và tinh thần. Kỳ thực, cuộc đời của chúng ta, sự tiêu thụ vật chất vô cùng giới hạn, còn việc theo đuổi của cải tinh thần lại là vô hạn.

Vì thế, đồ vật trong nhân gian, một nửa không đáng để tranh giành, một nửa không cần phải tranh giành. Thứ mà chúng ta thật sự nên theo đuổi, không phải là giàu có hơn người khác, hay giỏi giang hơn người khác, mà chính là không ngừng vượt qua bản thân mình.
 
Vẻ đẹp của sinh mệnh, không nằm ở sự rực rỡ mà là ở sự bình yên; sự rung động của sinh mệnh, không nằm ở cảm xúc mạnh mẽ, mà ở sự tĩnh lặng. Chỉ có bình yên thì mới thấy rõ sự bao la của cuộc đời; chỉ có tĩnh lặng mới thấy được tính sâu xa của sinh mệnh.
 
Tĩnh lặng không phải là sự nhàm chán, không phải là trống rỗng, không phải sự cứng nhắc, mà là sự trật tự, rành mạch, phong phú trong nội tâm. Là một sự tự kiềm chế bản thân không để tâm việc được mất, tốt xấu từ thế giới bên ngoài làm ảnh hưởng tới cách sống của bản thân.
 

Tĩnh lặng ức chế lửa sân hận là một cảnh giới cao thượng trí tuệ
 

Có câu nói: “Cơn nóng giận giống như đốm lửa trong tay, khi chưa kịp ném sang người khác nó đã đốt cháy tay chính mình” hay “Không nên làm gì khi bạn nóng giận vì khi nóng giận mọi việc bạn làm đều không lý trí”.
 
Vì vậy người có nội tâm tĩnh lặng sẽ không để ngọn lửa sân hận thiêu đốt chính mình và cũng không làm những việc khờ dại khi bất bình bởi tâm họ “tĩnh như nước”.

Mỗi một người đều có cảm xúc, nếu như khi gặp phải những chuyện không thuận tâm liền buông lơi cảm xúc, chỉ sẽ khiến cho vấn đề càng trở nên rối rắm phức tạp.
 
Tâm trạng rối bời cũng giống như chiếc xe đang lao nhanh xuống dốc, nếu không biết đạp thắng cho xe dừng lại ngay lúc đó, chiếc xe có thể sẽ lao xuống khe núi, xe hỏng người chết cũng là điều khó tránh khỏi.
 

Muốn tâm tĩnh lặng như nước, phải hiểu được buông bỏ

 
Có một vị thiền sư từng nói: “Một người muốn tâm tĩnh như nước thì điểm mấu chốt là có thể bỏ qua được những phiên não về danh lợi, vứt bỏ được những quấy nhiễu của tình sắc. Cho nên, muốn làm được điều ấy thì phải biết buông bỏ”.
 
Quả thực, trong cuộc sống không ngừng phân tranh, rất nhiều người tinh thần không yên tĩnh, tâm thần không an định đều là bởi vì họ đặt nặng bản thân mình.
 
Tâm tĩnh mới có thể sản sinh trí tuệ, tâm tĩnh như nước là biểu hiện của một loại trí tuệ cao. Trong “Tam quốc diễn nghĩa”, Gia Cát Lượng sau khi bị thất thủ ở Nhai Đình, lại nghe được tin Tư Mã Ý dẫn theo mười lăm vạn đại quân tấn công Tây Thành. Trong tay Gia Cát Lượng lúc ấy chỉ có vẻn vẹn 2500 quân lính giữ thành. Nhưng Gia Cát Lượng không có tâm hoảng loạn, mà bình tâm tĩnh khí dẫn hai tiểu đồng cầm đàn, dựa vào lan can trong thành ngồi gảy đàn.
 
Tư Mã Ý dẫn quân kéo đến Tây Thành, thấy tình cảnh như vậy lấy làm lạ, đăm chiêu nghe Gia Cát Lượng gảy đàn một lúc, rồi hạ lệnh cho quân nhanh chóng tháo lui. Tiếng đàn “bình tĩnh bất loạn” của Gia Cát Lượng đã hù dọa được Tư Mã Ý thoái lui. Đây được gọi là “núi Thái Sơn sụp đổ ngay trước mắt mà sắc mặt không thay đổi, con nai có nhảy múa bên cạnh thì mắt vẫn không liếc”. Khí độ siêu phàm như vậy, một người bình thường tất nhiên không thể làm được.
 

Tĩnh lặng sẽ giúp mỗi người thấu tỏ được nhân sinh
 

Bất kể khi nào, ở đâu, hoàn cảnh nào, duy trì một trái tim tĩnh lặng là một trạng thái đẹp nhất, tĩnh lặng là một loại phẩm cách, có thể làm dịu đi những xốc nổi. Tĩnh lặng là một loại trí huệ, có thể cảm ngộ sự đại từ đại bi của sinh mệnh.
 
Có được sự tĩnh lặng trong tâm, sẽ hiểu được cuộc sống không chỉ có thu hoạch và sở hữu, đôi khi buông bỏ và mất đi cũng là một loại sở hữu.
 
Trái tim tĩnh lặng sẽ làm cho những thứ ta muốn nghĩ, muốn thấy, muốn ngửi trở nên rõ ràng hơn. Trái tim tĩnh lặng, mọi thứ sẽ an yên, không tăng không giảm, dịu dàng lắng nghe tiếng hoa nở hoa tàn…
 
Bất luận trải qua bao nhiêu phong ba, duy trì được một trái tim tĩnh lặng, coi nhẹ sự được mất và ân oán, buông bỏ những tranh chấp so đo, có lẽ chúng ta sẽ thu hoạch được một thứ khác, sẽ lĩnh ngộ được hàm ý sâu xa của cuộc sống này, đạt một cảnh giới càng tuyệt đẹp hơn.

Quảng cáo

Theo Tinhhoa

Người đăng

Nguyễn Thị Hồng Đào

Nguyễn Thị Hồng Đào


Là thành viên từ ngày: 18/04/2016, đã có 852 bài viết

Tài trợ

BÌNH LUẬN

Bạn cần đăng nhập để bình luận.
No Avatar

Chưa có bình luận nào cho bài này, tại sao bạn không là người đầu tiên nhỉ?

Bài viết khác

Đàn ông và phụ nữ: ai là người mệt mỏi hơn?
Đàn ông thường nói: làm đàn ông thật mệt. Phụ nữ thường nói: làm phụ nữ thật khó. Vậy rốt cuộc là đàn ông không dễ dàng hay phụ nữ mới là những người không dễ dàng?

Người trí tuệ có 3 điều dè chừng và 3 điều e sợ
Có câu rằng: “Thắng hàng ngàn quân địch không bằng tự chiến thắng mình”. Với người trí tuệ, có thể kiểm soát được bản thân mình chính là điều vinh quang nhất.

Mục đích cuối cùng của cuộc sống là sống một cuộc sống có ý nghĩa
Mục đích cuối cùng của cuộc sống không phải tiền lương, không phải là một chiếc Mercedes. Mục đích cuối cùng của cuộc sống cũng không phải một triệu đôla hay tài khoản ngân hàng hay căn biệt thự lớn. Mục tiêu cuối cùng là sống một ...

Có thể bạn cần

Cảm ngộ về cuộc đời: ba tình, ba cảnh giới

Cảm ngộ về cuộc đời: ba tình, ba cảnh giới

Từ cổ chí kim, những đàm luận về đề tài “cuộc đời” quả là nhiều không kể xiết, nhưng vẫn chưa thể nào đưa ra được cách nhìn nhận chân thực nhất. Và dưới đây, một góc nhìn sâu sắc về cuộc đời dựa trên “tình” và “cảnh giới”.

Liên kết logo

Bàn phím trong mơ