Hàm nghĩa sâu xa trong chiếc cân và đôi đũa của người xưa

06/12/2015   3.215  4.25/5 trong 4 lượt 
Hàm nghĩa sâu xa trong chiếc cân và đôi đũa của người xưa
Người xưa vốn có đời sống tinh thần vô cùng phong phú, họ tự đặt mình vào những yêu cầu khắt khe và nghiêm túc nên tâm thái cũng đạt được cảnh giới cao của trí tuệ. Ngay cả một chiếc cân, đôi đũa cũng bao hàm ý nghĩa sâu xa.


“Tám lạng nửa cân”

 

Mọi người thường dùng câu “tám lạng nửa cân” để hình dung hai sự vật giống nhau, vì sao lại nói như vậy? Ban đầu, cái cân mà người cổ đại sử dụng quy định 16 lạng là một cân, cho nên nửa cân và tám lạng thực chất chẳng khác gì nhau. Như vậy người xưa tại sao quy định 16 lạng là một cân? Phải chăng là do họ chưa hiểu biết nhiều?
 
Thực ra, chuyện này lại chứa đựng hàm lượng trí tuệ rất cao. Dân gian truyền rằng người xưa quan sát thấy Bắc Đẩu thất tinh, Nam Đẩu lục tinh, hơn nữa bên cạnh là tam tinh Phúc, Lộc, Thọ, vừa đúng là 16 tinh. Bắc Đẩu thất tinh chủ vong; Nam Đẩu lục tinh chủ sinh; tam tinh Phúc, Lộc, Thọ phân nhau chủ phúc, lộc, thọ của một đời người. Chư thần ở trên trời nhìn thấy tất cả con người. Cho nên nói:
 
Người đang làm, Thần đang nhìn.
 
Nghe nói, người buôn bán nếu như cân đồ cho người ta mà thiếu lạng thì phải chịu trừng phạt. Bán đồ đưa thiếu người ta 1 lạng, Phúc tinh liền giảm bớt phúc của người này. Đưa thiếu 2 lạng, Lộc tinh liền giảm lộc của người này. Nếu đưa thiếu 3 lạng, Thọ tinh liền cho người này giảm thọ.
 
Người xưa cũng biết “Người đang làm, Thần đang nhìn”, cho nên con người cũng không dám làm chuyện trái lương tâm.
 
 

Đôi đũa ngày xưa nhất định phải dài 7 thốn 6 phân? (1 thốn = 3,33 cm, 1 phân = 3,33 mm)

 
 
Chiều dài tiêu chuẩn của chiếc đũa là 7 thốn 6 phân, đại biểu cho con người có thất tình lục dục, nhằm chỉ ra con người không cùng bản chất với động vật.
 
Có một số người rất hâm mộ việc dùng dao nĩa ăn cơm của người phương Tây, cảm thấy tư thế và dáng vẻ này rất có phẩm vị. Tuy nhiên, sau khi ta học được cách ăn này cũng thỉnh thoảng mới dùng đến. Rất hiếm thấy người dùng dao nĩa trong mỗi bữa ăn hàng ngày.
 
Dao nĩa là dụng cụ sau khi thuật luyện kim hoàn thiện mới có, mà thuật luyện kim là thế kỷ 15 mới phát minh ra. Trước khi chúng được ứng dụng phổ biến trong sinh hoạt hàng ngày, người phương Tây thật ra là dùng tay ăn cơm.
 
Đem so sánh, chúng ta có thể thấy rõ ràng là lịch sử văn minh của chiếc đũa lâu dài hơn nhiều.
 
Điều quan trọng là, chiếc đũa gồm hai cây nhưng lại gọi là một đôi. Trong nhà hàng, nếu người nào gọi nhân viên phục vụ nói: “Cầm một đôi đũa nhé”, vậy khẳng định là người phương Đông. Nếu như nói: “Cầm hai chiếc đũa nhé”, vậy nhất định là người nước ngoài.
 
Vì sao rõ ràng là hai chiếc đũa lại gọi một đôi đũa đây? Trong điều này bao hàm học thuyết Thái Cực và Âm Dương.
 
Thái Cực là 1, Âm Dương là 2; 1 là 2, 2  là 1; trong 1 có 2; hợp 2 làm 1. Đây là triết học của người phương Đông, người phương Tây khó hiểu được.
 
Khi sử dụng đũa cần chú ý phối hợp và nhịp nhàng cả đôi. Một chiếc động, một chiếc bất động, thì mới có thể kẹp thức ăn vững vàng. Hai chiếc đều động hoặc là hai chiếc đều bất động, nhất định sẽ kẹp thức ăn không chắc. Đây là nguyên lý Âm Dương, cũng là nguyên lý đòn bẩy của cơ học phương Tây.
 
Chiếc đũa còn có tác dụng bấm huyệt, mát xa và cạo gió. Trước đây, khi người xưa đi đây đi đó, trên người chỉ cần có một đôi đũa, có bệnh tật gì đều có thể tự mình chữa trị. Dù quên mang, họ có thể tiện tay bẻ nhánh cây hoặc cỏ lau, mài mài trên tảng đá, rửa qua một chút, cũng có thể dùng.
 
Văn minh phương Đông và văn minh phương Tây được Thần truyền thụ. Phương Tây sau khi người và thần tách riêng rồi, làm việc dựa vào khoa học, làm người dựa vào tôn giáo.
 
Người phương Đông, nhất là tại Trung Quốc thì không như thế, cái gì cũng hợp cùng một chỗ. Hà Tiên Cô, Lý Thiết Quải, Lữ Động Tân, Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới… những vị thần tiên này cũng là người, sống trong biển người mênh mông này. Lý tưởng và hiện thực, linh hồn và nhục thể của người phương Đông cũng là hợp 2 làm 1. Trong chiếc đũa dùng mỗi ngày cũng có tín ngưỡng, giơ tay nhấc chân đều là lý niệm. Đây là một loại thấu đạt và trí tuệ.
 
Cho nên, người xưa không cần đến nơi riêng tư để thanh tẩy linh hồn. Từ nhỏ đã có bậc cha chú để dạy con cháu cách làm người, cách đối nhân xử thế, hiểu rõ để làm người tốt thì phải làm việc tốt – hai điều này cũng không thể tách rời.
 
Hiện nay có rất nhiều người mỗi ngày cầm chiếc đũa chỉ trỏ, ba hoa tự giễu chính mình và đồng bào không có tín ngưỡng, phương Tây như thế nào như thế nào, còn tưởng rằng đây là hài hước, là khiêm tốn, là có trình độ. Nhưng thật ra là vô tri. Vô tri mới không sợ.
 
Xã hội ngày nay rối loạn, nguyên nhân bộc phát không phải vì người không có tín ngưỡng, mà là họ đã vứt bỏ trí tuệ người xưa lưu lại, đã không có lòng tin tín ngưỡng. Trong quá trình tiếp xúc, trao đổi và giao lưu về mọi mặt văn minh giữa phương Đông và phương Tây, có rất nhiều thứ bảo sao hay vậy đang quấy nhiễu năng lực phán đoán của chúng ta, đến nỗi rối loạn dần dần, dục mê mắt người, ngũ tâm bất định, hoang mang lo sợ.
 
Nixon những năm 80 ra một quyển sách tên “1999, không đánh mà thắng “, rất nổi danh. Trong phần cuối của quyển sách, ông nói một câu như vậy: “Có một ngày, thanh niên Trung Quốc đã không còn tin tưởng lời dạy bảo của tổ tiên của họ và văn hóa truyền thống của họ, người Mỹ chúng ta liền không đánh mà thắng“.
 
Cây tùng cây bách có nét đẹp mạnh mẽ kiên cường, hoa tươi có nét đẹp kiều diễm. Văn minh phương Tây và phương Đông là hoa nở, hai đóa hoa này hết thảy đều đặc sắc. Không thể nặng bên này nhẹ bên kia, cũng không thể được cái này mất cái khác.
 
Một đôi đũa, không chỉ là dụng cụ ăn uống, mà còn chứa rất nhiều văn hóa truyền thống kết tinh rất nhiều trí tuệ của tiền nhân. Đây là truyền thống không thể hủy bỏ mà cần phải tiếp tục phát huy mạnh mẽ hơn nữa.
 

Quảng cáo

Sưu tầm

Người đăng

Bảo Mi

Bảo Mi

Chia sẻ là cách tốt nhất để học và làm cuộc sống tốt đẹp hơn.


Là thành viên từ ngày: 26/07/2015, đã có 1.689 bài viết

Tài trợ

BÌNH LUẬN

Bạn cần đăng nhập để bình luận.
No Avatar

Chưa có bình luận nào cho bài này, tại sao bạn không là người đầu tiên nhỉ?

Bài viết khác

Nguyên tắc 1 phút dẹp tan sự lười biếng
Trong văn hóa Nhật Bản, người ta thường xuyên áp dụng nguyên tắc Kaizen, trong đó bao gồm ý tưởng về "nguyên tắc một phút” để tự hoàn thiện bản thân.

Khi người lớn hư!
Một lần, bạn tôi thuật lại câu chuyện một đồng nghiệp của chị vừa đi du lịch châu Âu về. Chị đồng nghiệp ấy kể rằng, khi lên được đến tháp Eiffel, hứng chí quá, chị ta liền nhổ ngay một bãi nước bọt xuống dưới đất, mặc kệ trúng ai thì trúng, phải “đánh dấu lãnh thổ” ...

Văn hóa giao tiếp của người Nhật
Đối với người Nhật Bản, hoa anh đào không chỉ tượng trưng cho vẻ đẹp thanh cao mà còn là nỗi buồn về sự ngắn ngủi, phù du và tính khiêm nhường, nhẫn nhịn. Cây hoa anh đào đem tặng được xem như biểu tượng hòa bình của nước Nhật với các nước khác trên thế giới.

Có thể bạn cần

 Bài học làm Người

Bài học làm Người

Cuộc đời như một chiếc vali, lúc cần thì xách lên, không cần dùng nữa thì đặt nó xuống, lúc cần đặt xuống thì lại không đặt xuống, giống như kéo một túi hành lý nặng nề không tự tại chút nào cả. Năm tháng cuộc đời có hạn, nhận lỗi, tôn trọng, bao dung, mới làm cho người ta chấp nhận mình, biết buông bỏ thì mới tự tại được.

Liên kết logo

Bàn phím trong mơ