Khôn ngoan nói ít làm nhiều

17/08/2017   3.377  4.33/5 trong 3 lượt 
Khôn ngoan nói ít làm nhiều
Đừng quên việc nói nhiều sẽ chỉ khiến bản thân dễ mắc lỗi vì không kiểm soát được tình huống. Kiệm lời và nói đúng lúc đúng chỗ mới là cách mà bạn nên áp dụng.


1- Càng nói nhiều, bạn càng dễ nói hớ. Đôi khi bạn không thể nghĩ những điều bạn vô tình nói ra lại thật ngu ngốc, cho đến khi bạn lĩnh đủ hậu quả từ nó. Hãy nói ít thôi, để đỡ đặt mình vào những tình huống éo le như thế.
 
2- Bạn càng nói dai nói dài thì càng khiến điều bạn muốn nói rối rắm hơn. Nếu bạn muốn nói gì cho người khác hiểu, hãy nói ngắn gọn và thẳng thắn vào vấn đề.
 
3- Bạn sẽ không được tin tưởng khi nói quá nhiều. Ngay từ lần đầu tiên mọi người nghe bạn tiết lộ bí mật của ai đó hoặc nghiêm trọng hơn là bí mật của công ty, bạn sẽ chẳng bao giờ được tin tưởng để nói cho biết điều gì nữa.
 
4- Bạn sẽ không thể ngờ rằng những gì bạn nói ra có thể tai hại và quay trở lại “cắn” bạn như thế nào. Cách tốt nhất là đừng tham gia vào các cuộc trò chuyện có hơi hướm cá nhân ở công sở hay với những người bạn không thực sự thân thiết và hiểu rõ. Một khi đã “tám”, chuyện rò rỉ thông tin cá nhân là điều không thể tránh khỏi.
 
5- Trong những cuộc trò chuyện hàng ngày, ai trong chúng ta cũng phải nghe những chuyện rất tào lao và tự mò mẫm để tìm ra thông tin thực sự quan trọng, như việc đãi cát tìm vàng vậy. Nếu bạn nói nhiều, hầu hết những chuyện bạn nói đều là “cát”, cho đến khi bạn nói điều quan trọng, mọi người thường khó nhận ra giá trị của điều đó. Cứ như vậy, tiếng nói của bạn dù nhiều nhưng lại chẳng có sức nặng. Bạn thích là người nói nhiều và nói nhảm không?
 
6- Nói nhiều là dấu hiệu thiếu chín chắn đối với hầu hết mọi người. Với tác phong điềm tĩnh, bạn sẽ dễ được nhắm vào nhiều vị trí quan trọng hơn là chỉ để làm hoạt náo viên mua vui cho mọi người.
 
7- Nếu bạn độc chiếm cuộc trò chuyện để nói một mình, bạn thật thô lỗ. Cách tốt nhất để tham gia vào một cuộc đối thoại là nói ít, tạo điều kiện cho đối phương nói và giữ ý kiến cá nhân cho mình đến khi thật cần thiết mới nói.
 
8- Nói nhiều không phải là cách xây dựng mạng lưới quan hệ tốt, mà có thể còn ngược lại. Nếu bạn cứ bám riết lấy ai đó để nói không ngừng nghỉ, bạn sẽ khiến người ta sợ phát khiếp và tìm cách cắt cái đuôi kiêm cái đài radio phiền phức.
 
Tóm lại là, hãy nói ít đi, nghĩ nhanh lên và làm nhiều hơn, vì lợi ích của chính bản thân mình.

Quảng cáo

Theo Cafebiz

Người đăng

Nguyễn Thị Hồng Đào

Nguyễn Thị Hồng Đào


Là thành viên từ ngày: 18/04/2016, đã có 852 bài viết

Tài trợ

BÌNH LUẬN

Bạn cần đăng nhập để bình luận.
No Avatar

Chưa có bình luận nào cho bài này, tại sao bạn không là người đầu tiên nhỉ?

Bài viết khác

Bí kíp giúp bạn đọc suy nghĩ của bất kỳ ai
Người xưa có câu: “biết người biết ta trăm trận trăm thắng”. Trong giao tế hàng ngày, nếu bạn có thể đọc được suy nghĩ của người khác thì thật tuyệt vời, vì nó sẽ giúp bạn tránh mắc phải những sai lầm và chủ động hơn trong cuộc sống. 7 bí kíp sau đây sẽ giúp bạn có khả ...

3 cách nhìn người chưa bao giờ sai của cổ nhân
Kết bạn không cẩn thận sẽ không thấy được bộ mặt thật của người được gọi là “bạn”. Do vậy, thường khi bị bạn bè đâm sau lưng, ta thường uất ức mà thốt lên: “Đúng là tôi không có mắt!”

Không muốn mất lòng Sếp, tuyệt đối đừng nói những điều này
"Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói", lời dạy của người xưa luôn đúng, đặc biệt là ở môi trường công sở khi bạn giao tiếp với các sếp, đó là chưa kể có sếp luôn xét nét từng câu từng từ trong phát ngôn của bạn. Nếu bạn "lỡ" lời, bạn sẽ không chỉ mất ...

Có thể bạn cần

Tại sao bạn chưa giàu?

Tại sao bạn chưa giàu?

Nếu bạn còn vướng trong 10 lý do dưới đây thì bạn đã hiểu tại sao khi đọc bài này mà bạn vẫn chưa giàu. Hãy đọc kỹ cả 10 lý do này nhé.

Liên kết logo

Bàn phím trong mơ