Là người quân tử, nên dùng đại khí đối đãi kẻ tiểu nhân

23/09/2017   2.570  4.17/5 trong 6 lượt 
Là người quân tử, nên dùng đại khí đối đãi kẻ tiểu nhân
Chúng ta thường có quan niệm, ai đối tốt với ta thì ta tốt lại, ai xử tệ với ta thì ta sẽ tìm cách trả đũa tới cùng. Thế nhưng, đó không phải là cách đối đãi của một người quân tử.

 

Đương đầu tiểu nhân, tự sẽ có thiên địch

 
Trong cuộc sống “tiểu nhân” không chỗ nào là không có, để lời nói hành động của tiểu nhân ảnh hưởng đến cảm xúc bản thân là điều không đáng.
 
Đừng để bị cuốn vào vòng luẩn quẩn của tiểu nhân, cũng đừng để tiểu nhân lọt vào tâm hồn của mình.
 
Đối với tiểu nhân có thể thường xuyên chào hỏi, nhưng ít nói chuyện; không chủ động tới lui, nhưng không từ chối tới lui; không thâm giao, nhưng không tuyệt giao; có thể cho tiểu nhân lợi ích, nhưng không thể chiếm dụng của tiểu nhân.
 
Không cần giúp đỡ, không ngăn trở, không khuyên nhủ, không tham dự, không thảo luận, mặc kệ phát triển, mặc kệ tự sinh tự diệt.
 

Tiểu nhân làm nhiều điều bất nghĩa, sớm muộn gì cũng bị mọi người nhận ra

 
Không cần để ý người khác ở sau lưng nhìn bạn, nói xấu bạn, bởi vì những lời này không thay đổi được sự thật, nhưng lại có thể đảo loạn tâm bạn.
 
Tâm nếu loạn, hết thảy đều sẽ loạn. Người hiểu bạn, không cần giải thích; người không hiểu bạn không đáng để bạn giải thích.
 
Bởi vì ở cùng nhau lâu ngày không nhất định nảy sinh tình cảm, nhưng nhất định có thể nhìn thấy nhân tâm.
 
Người quý ở đại khí, hãy học cách tự nói với mình, và hãy tin tưởng những người thực sự hiểu bạn, tuyệt đối đừng vì một số điều “có hay không có” mà phủ định mình.
 
Đại khí không phải là tính cách, mà là một loại sức hút của nhân cách. Dưỡng tốt đại khí của mình, tin tưởng vào bản thân, mọi thứ đều sẽ ổn.
 
Đại khí là khí chất, khí độ của một người, là một loại biểu hiện bên ngoài của thế giới nhân tâm, là một loại năng lượng vô hình mà tổng hợp các tố chất của một người phát ra ngoài.
 
Đại khí không phải từ lúc sinh ra đã có, mà là có từ quá trình không ngừng tu dưỡng qua những trải nghiệm cuộc sống, nó bộc lộ ra bên ngoài một cách tự nhiên nhất, là thứ có muốn giả cũng không được.
 
Đại khí là nhã nhặn bình hòa, không vội vã, không lười biếng, khi xử lý vấn đề thì mạnh như thác đổ, khiến người khác phải lắng đọng.
 
Đại khí là không so đo biện giải, phân bua thắng thua với tiểu nhân, bởi vì như thế là đang lãng phí sinh mệnh của chính mình.
 

Quảng cáo

Theo Tinhhoa

Người đăng

Nguyễn Thị Hồng Đào

Nguyễn Thị Hồng Đào


Là thành viên từ ngày: 18/04/2016, đã có 852 bài viết

Tài trợ

BÌNH LUẬN

Bạn cần đăng nhập để bình luận.
No Avatar

Chưa có bình luận nào cho bài này, tại sao bạn không là người đầu tiên nhỉ?

Bài viết khác

6 lý do chứng minh càng chăm chỉ càng khó kiếm tiền và thăng tiến
Thứ gì quá nhiều cũng không tốt, làm việc chăm chỉ quá cũng vậy, đôi khi bạn cần thời gian cho bản thân mình để cải thiện bản thân, có cuộc sống ngoài công sở.

Lười cũng là một loại trí tuệ
Vẫn thường nghe nói, người ngốc cũng có cái phúc của người ngốc. Đối với rất nhiều sự tình, nếu như có thể coi nhẹ một chút, “lười” một chút, sẽ có thể bỏ đi rất nhiều phiền muộn.

Tâm đố kỵ không những hại mình mà còn hại người khác
Có câu chuyện kể rằng, một vị Thiên sứ đến nhà một người nông dân và nói với ông ấy: “Thượng đế thấy con tốt bụng, nên ban cho con ba điều ước. Nhưng kèm theo một điều kiện: dù là con ước điều gì thì người hàng xóm của con đều có cơ hội được hưởng phúc gấp hai lần ...

Có thể bạn cần

Làm thế nào để trở thành người vui vẻ và hạnh phúc?

Làm thế nào để trở thành người vui vẻ và hạnh phúc?

Có một thanh niên 16 tuổi đến bái lạy một vị thiền sư cao tuổi với vẻ mặt u sầu và thất vọng. Anh ta hỏi vị thiền sư: “Thưa ngài, con phải làm thế nào mới trở thành một người vui vẻ hạnh phúc ạ? Và làm thế nào mới có thể đem lại niềm vui cho mọi người?”

Liên kết logo

Bàn phím trong mơ