Là người quân tử, nên dùng đại khí đối đãi kẻ tiểu nhân

28/09/2017   2.758  4.08/5 trong 6 lượt 
Là người quân tử, nên dùng đại khí đối đãi kẻ tiểu nhân
Chúng ta thường có quan niệm, ai đối tốt với ta thì ta tốt lại, ai xử tệ với ta thì ta sẽ tìm cách trả đũa tới cùng. Thế nhưng, đó không phải là cách đối đãi của một người quân tử.


Đương đầu tiểu nhân, tự sẽ có thiên địch

 
Trong cuộc sống “tiểu nhân” không chỗ nào là không có, để lời nói hành động của tiểu nhân ảnh hưởng đến cảm xúc bản thân là điều không đáng.
 
Đừng để bị cuốn vào vòng luẩn quẩn của tiểu nhân, cũng đừng để tiểu nhân lọt vào tâm hồn của mình.
 
Đối với tiểu nhân có thể thường xuyên chào hỏi, nhưng ít nói chuyện; không chủ động tới lui, nhưng không từ chối tới lui; không thâm giao, nhưng không tuyệt giao; có thể cho tiểu nhân lợi ích, nhưng không thể chiếm dụng của tiểu nhân.
 
Không cần giúp đỡ, không ngăn trở, không khuyên nhủ, không tham dự, không thảo luận, mặc kệ phát triển, mặc kệ tự sinh tự diệt.
 

Tiểu nhân làm nhiều điều bất nghĩa, sớm muộn gì cũng bị mọi người nhận ra

 
Không cần để ý người khác ở sau lưng nhìn bạn, nói xấu bạn, bởi vì những lời này không thay đổi được sự thật, nhưng lại có thể đảo loạn tâm bạn.
 
Tâm nếu loạn, hết thảy đều sẽ loạn. Người hiểu bạn, không cần giải thích; người không hiểu bạn không đáng để bạn giải thích.
 
Bởi vì ở cùng nhau lâu ngày không nhất định nảy sinh tình cảm, nhưng nhất định có thể nhìn thấy nhân tâm.
 
Người quý ở đại khí, hãy học cách tự nói với mình, và hãy tin tưởng những người thực sự hiểu bạn, tuyệt đối đừng vì một số điều “có hay không có” mà phủ định mình.
 
Đại khí không phải là tính cách, mà là một loại sức hút của nhân cách. Dưỡng tốt đại khí của mình, tin tưởng vào bản thân, mọi thứ đều sẽ ổn.
 
Đại khí là khí chất, khí độ của một người, là một loại biểu hiện bên ngoài của thế giới nhân tâm, là một loại năng lượng vô hình mà tổng hợp các tố chất của một người phát ra ngoài.
 
Đại khí không phải từ lúc sinh ra đã có, mà là có từ quá trình không ngừng tu dưỡng qua những trải nghiệm cuộc sống, nó bộc lộ ra bên ngoài một cách tự nhiên nhất, là thứ có muốn giả cũng không được.
 
Đại khí là nhã nhặn bình hòa, không vội vã, không lười biếng, khi xử lý vấn đề thì mạnh như thác đổ, khiến người khác phải lắng đọng.
 
Đại khí là không so đo biện giải, phân bua thắng thua với tiểu nhân, bởi vì như thế là đang lãng phí sinh mệnh của chính mình.
 

Quảng cáo

Theo tinhhoa

Người đăng

Nguyễn Thị Hồng Đào

Nguyễn Thị Hồng Đào


Là thành viên từ ngày: 18/04/2016, đã có 852 bài viết

Tài trợ

BÌNH LUẬN

Bạn cần đăng nhập để bình luận.
No Avatar

Chưa có bình luận nào cho bài này, tại sao bạn không là người đầu tiên nhỉ?

Bài viết khác

Bài học về sự an bài từ câu chuyện Chúa Giêsu và người gác cửa
Người gác cửa muốn chia sẻ nỗi vất vả với chúa Jesus, nhưng quả thực những điều mắt thấy tai nghe lại không phải như những gì mà anh ta nghĩ.

5 quy tắc bất thành văn của người làm Sếp bạn nên hiểu
“5 quy tắc bất thành văn” mà ông chủ của bạn không bao giờ nói ra, nhưng nếu bạn có thể hiểu và nắm bắt được, thì dù không cần nịnh bợ cũng có thể có được quan hệ tốt trong công việc.

Muốn trở nên giàu có hãy rèn luyện 9 đặc điểm tâm lý sau
Những đặc điểm trong tính cách sẽ khiến người giàu dễ trở nên giàu có hơn. Ở họ toát lên những điều thú vị mà bạn nên học hỏi nếu cũng muốn thành công mỉm cười với mình. Dưới đây là 9 đặc điểm tâm lý thường thấy ở người giàu có.

Có thể bạn cần

Cảm ngộ về cuộc đời: ba tình, ba cảnh giới

Cảm ngộ về cuộc đời: ba tình, ba cảnh giới

Từ cổ chí kim, những đàm luận về đề tài “cuộc đời” quả là nhiều không kể xiết, nhưng vẫn chưa thể nào đưa ra được cách nhìn nhận chân thực nhất. Và dưới đây, một góc nhìn sâu sắc về cuộc đời dựa trên “tình” và “cảnh giới”.

Liên kết logo

Bàn phím trong mơ