Làm gì khi cái tôi bị tấn công?

19/09/2016   3.722  3.25/5 trong 2 lượt 
Làm gì khi cái tôi bị tấn công?
Dù bạn làm công việc gì, bạn cũng sẽ đối mặt với những lúc mà cái tôi trỗi dậy. Cái tôi có thể đi từ thái cực này sang thái cực khác – căng phồng lúc này và “như quả bóng xì hơi” vào lúc khác.


Cả hai thái cực này đều có thể trở thành vật cản thật sự để bạn có thể thực hiện và đạt được điều tốt nhất cho bản thân và đồng nghiệp của bạn (dù họ là khách hàng hay đồng sự cùng công ty). Và thường thì lúc bạn bị “tấn công” ở nơi làm việc cũng là lúc cái tôi vượt tầm kiểm soát.
 

Hạ nhiệt cái tôi quá nóng

 
Có những lúc tình huống công việc áp lực cao đã thổi bùng cái tôi của chúng ta. Chúng ta nổi giận và tưởng tượng rằng những người mà mình đang làm việc chung là “một kẻ đần”.
 
Điều này cũng xảy ra khi chúng ta đang thuyết trình tác phẩm của mình và cảm xúc đang dâng trào. Bạn sẽ ở thế tự bảo vệ. Bạn bắt đầu thấy phẫn nộ.
 
Đây là những phản ứng bình thường, nhưng bạn cần phải chú ý đến chúng. Khi những cảm xúc nào dâng lên, bạn nên xử lý ngay bằng cách:
 
– Tự hỏi mình, “Tôi có thể xử lý việc này ngay bây giờ? Hoặc tôi cần chút thời gian để bình tĩnh hơn?”.
 
– Khi bạn sẵn sàng nhập cuộc, hãy đưa ra một câu hỏi mở chẳng hạn, “Hãy giúp tôi hiểu thêm…”, “Hãy giúp tôi hiểu thêm là điều này sẽ thay đổi dự án của chúng ta ra sao?”.
 
Thường thì những tình huống làm bạn cảm thấy như bị “đánh phục kích” là chỉ dấu cho thấy bạn đã bỏ lỡ điều gì đó trong quá trình thực hiện. Khi bạn thuyết trình một dự án, bạn có thể cảm thấy như mình đã đi qua tất cả giải pháp khả dĩ và đây là cách giải quyết tốt nhất và duy nhất. Nhưng khi có ai đó phản biện, điều đó chỉ ra rằng mọi thứ vẫn còn đang trong quá trình. Vì vậy, những câu hỏi mở như trên khá là hữu ích.
 

Làm thế nào để lắng nghe và kiểm soát cái tôi của bạn

 
Chắc chắn có những lúc trong sự nghiệp bạn phải đối mặt với tình huống mà công việc của bạn bị “soi”, khách hàng hoặc đồng nghiệp dường như lái mọi thứ theo hướng đánh giá thấp sự đóng góp của bạn. Bạn có thể “thắng gấp” theo gợi ý ở trên và bước tiếp nhưng bạn cũng cần xem xét kỹ hơn – lắng nghe và không để cái tôi làm bạn “trật đường rầy” trong cả một quá trình.
 

Sau đây là những điều mà bạn nên tự nhắc nhở mình:

 

Bạn không phải là người duy nhất có chuyên môn


Chắc chắn là bạn có nhiều kỹ năng và sự hiểu biết. Nhưng “phía bên kia” cũng có chuyên môn hay sự thông thái. Chỉ là chúng không hoàn toàn giống với kỹ năng của bạn.
 
Hãy nghĩ cách kết hợp quan điểm của họ và sử dụng điều đó để phục vụ cho lợi ích lớn hơn và bạn cũng có thể cùng chia sẻ lợi ích đó.
 

Ý tưởng hay có thể đến từ bất cứ đâu


Bạn không thể biết được ai là người sau cùng đưa ra cái nhìn có giá trị nhất, nhưng có thể đó không phải là bạn. Có thể là ai đó ở bộ phận điều hành đưa ra một ý tưởng tuyệt vời (hoặc rất tồi!), cũng như có thể là một người làm việc ở nhà máy sản xuất hay phòng giao nhận.
 
Nếu bạn lo rằng có quá nhiều đầu bếp trong nhà bếp thì hãy nhớ rằng tất cả họ đều có thể nấu ăn được – dù cho khẩu vị và thành phần mà họ sử dụng khác với bạn.
 

Bạn có thể biết rất nhiều, nhưng bạn không thể biết mọi thứ


Có chuyên môn sâu là điều tốt, nhưng có một đầu óc đóng kín là không tốt.
 
Hãy sẵn sàng học hỏi và tiếp cận mọi thứ không phải từ quan điểm của những gì mà bạn đã biết mà nên chủ động tìm kiếm cái bạn chưa biết.
 

Có thể bạn đang tập trung vào những điều chưa đúng


Nhiều người tập trung vào kết quả và cách mà kết quả ảnh hưởng đến họ hơn là quy trình, nhưng quy trình cũng rất quan trọng.
 
Một khi bạn toàn tâm đầu tư cho một công việc nào đó thì thường bạn sẽ trở nên rất nhạy cảm khi bị “tấn công” dù bạn cũng cảm thấy rằng lẽ ra nó có thể tốt hơn.
 
Học cách kiểm soát cái tôi này và giữ cân bằng là một thách thức lớn nhưng rất đáng làm. Nó sẽ giúp bạn đào sâu hơn vào quy trình và tiếp nhận nhiều quan điểm hơn, cũng như học cách tạo nên những thành phẩm tốt hơn và là một người cộng sự tốt hơn.

Quảng cáo

Theo DNSG

Người đăng

Bảo Mi

Bảo Mi

Chia sẻ là cách tốt nhất để học và làm cuộc sống tốt đẹp hơn.


Là thành viên từ ngày: 26/07/2015, đã có 1.689 bài viết

Tài trợ

BÌNH LUẬN

Bạn cần đăng nhập để bình luận.
No Avatar

Chưa có bình luận nào cho bài này, tại sao bạn không là người đầu tiên nhỉ?

Bài viết khác

8 bí quyết giúp đồng nghiệp và cấp trên có thiện cảm hơn với bạn hơn trong công việc
Nếu chỉ nhờ năng lực, mẫn cán... mà không có sự gắn kết với những con người trong môi trường làm việc thì bạn vẫn chưa hẳn là một nhân sự tốt. Hãy trau dồi thêm những kỹ năng để trở thành một người dễ mến hơn theo nghĩa tích cực.

8 bí mật để được hạnh phúc sau hôn nhân
Khi tình yêu đã kết hợp hai người bằng sợi dây hôn nhân, đáng tiếc thay lại có những cặp mà tình yêu nồng thắm ngày nào bỗng biến thành mây khói và thay vào đò là những cơ ác mộng triền miên. Vậy làm sau để được hạnh phúc sau hôn nhân?

4 kỹ năng mềm thiết cần nhất
Các công ty, tập đoàn lớn trên thế giới cần kỹ năng gì đối với first-jobbers – những người lần đầu tiên đi làm? Kỹ năng chuyên môn thì không cần phải nói. Tìm việc gì thì cũng phải có kiến thức chuyên ngành. Tuy nhiên, tất cả những nhà tuyển dụng đều cho biết thật ra ...

Có thể bạn cần

4 bài học để tìm được hướng đi đúng cho cuộc đời.

4 bài học để tìm được hướng đi đúng cho cuộc đời.

Tôi trở nên bị mắc kẹt, bế tắc và tê liệt bởi sự hỗn loạn của tất cả cuộc sống và công việc xung quanh mình.

Liên kết logo

Bàn phím trong mơ