Năm 1945, Nhà văn người Mỹ Thoreau đã đến Walden một mình. Sau khi sống một mình trong 2 năm 2 tháng 2 ngày, ông đã ngộ ra đạo lý thế này: "Nếu như một người có thể đáp ứng tất cả nhu cầu
cuộc sống cơ bản thì có thể hưởng thụ cuộc sống ung dung, đầy đủ hơn."
Tô Thức cả đời long đong, quan trường chìm nổi. Lúc bị giáng Hàng Châu, cùng bạn bè du ngoạn Nam Sơn cả ngày. Bạn chiêu đãi rau dại, sau khi thưởng thức, Tô Thức không khỏi than thở: "Nhân gian có mùi vị an vui."
Trong thời đại ham muốn hưởng thụ vật chất này, mỗi người đều khát vọng có thể có nhiều hơn nữa. Tuy nhiên, trở lại nguyên trạng mới có thể khiến bản thân dẹp sạch tạp niệm, trải qua cuộc sống giản đơn thoải mái.
Từ vật chất đến tinh thần, mỗi một góc độ của đời người đều có thể tối giản những cái phức tạp. Tùy theo những thứ không cần thiết mà bạn vứt bỏ theo định kỳ, bạn sẽ càng ngày càng hiểu rõ cái gì mới là thứ bạn thật sự quan tâm.
1. Buông bỏ mối xã giao vô ích
Tôi từng đọc được một câu thế này: "Ở một độ tuổi nhất định, bốn thứ bắt buộc phải vứt bỏ: cuộc tụ họp uống rượu vô nghĩa, người không yêu bạn, người thân coi thường bạn và một người bạn đạo đức giả."
Tôi từng gặp một người thế này, luôn đặt bốn chữ "quan hệ xã hội" bên miệng, sở thích lớn nhất chính là khoe khoang bản thân có bao nhiêu bạn bè trên mạng xã hội.
Nhiều lúc, bạn sẽ phát hiện những thứ
thời gian và công sức bản thân bỏ ra để giữ gìn đều là mối xã giao vô ích. Bạn hao tổn tâm tư muốn bóc lột giá trị lợi dụng từ người bạn quen biết, cuối cùng cũng sẽ phát hiện: Người ta căn bản không đặt bạn trong mắt.
Nhà văn Lý Thượng Long nói: Nếu như bản thân bạn không mạnh mẽ, những mối xã giao đó thực ra cũng chẳng có tác dụng gì, chỉ có trao đổi ngang giá mới có thể đạt được sự giúp đỡ hợp lý.
Trong cuộc phỏng vấn, Trương Quốc Vinh từng đề cấp đến Lương Triều Vỹ thế này: "Vỹ Tử là một người rất kỳ lạ, tôi và nhóm bạn Vương Phi từng đánh bài ở nhà anh ấy, mọi người chơi đến vui chết đi được, chỉ có Vỹ Tử không tham gia. Anh ấy lại một mình trốn một bên uống trà. Anh ấy thích đọc sách, đọc từ Thẩm Tòng Văn, Haruki Murakami và Mishima Yukio Mishima, đọc đến T. E. Lawrence, Marc Bloch.
Anh ta sẽ mua vé cho chính mình để đến trung tâm công viên ngắm tuyết. Lúc anh ấy rảnh rỗi sẽ ngắm pháo hoa ở trường quay, làm chuyện thích làm chính là ngắm sao băng. Anh ấy còn mời giáo viên chuyên dạy gia đình hoàng gia ở Anh dạy anh ấy vẽ, từ trong đó mà lĩnh ngộ cuộc sống. Thậm chí anh ấy tham gia lớp thiền 4 ngày 3 đêm, cảm nhận bản thân trong căn phòng thô sơ."
Thế giới là của mình, không liên quan đến người khác. Mà Lương Triều Vỹ chính là khiến lời đơn giản này đạt đến trình độ cực cao.
Giáo sư Mark của Đại học Emory Mỹ từng nói: "Một trong tiêu chí đánh giá sự chín chắn của một người chính là hiểu rõ 99% chuyện xảy ra bên cạnh chúng ta mỗi ngày, đối với người khác mà nói căn bản không chút ý nghĩa."
Buông bỏ mối xã giao vô dụng, lưu giữ lại nhiều thời gian hơn cho bản thân và người nhà; chuyên tâm làm chuyện mình thích, bởi vì phong cảnh uyển chuyển nhất đời người chính là sự điềm tĩnh và ung dung của nội tâm.
2. Buông bỏ ham muốn quá đáng
Lúc bạn cùng phòng đi dạo phố sinh viên, nhìn thấy bên đường có hoạt động bán quần áo tồn kho, tốn không đến 200 ngàn để mua được hai chiếc áo phông tay ngắn. Sau khi trở về cô ấy vui vẻ nói với tôi: "Cậu xem chiếc áo này giống kiểu ca sĩ Hồ Ngọc Hà mặc không, chỉ tốn không đến 100 ngàn. Căn bản không nhìn ra rẻ như vậy chứ?"
Sao lại không nhìn ra? Từ chất liệu đến gia công, tất cả chúng đều bị phơi bày sự thật cắt góc và giảm giá. Cho dù là cùng kiểu, khoảng cách giữa chúng và hàng thật là quá lớn. Nhưng cô ấy không nỡ vứt đi, để chúng lặng lẽ nằm trong tủ quần áo lộn xộn, không thấy ánh sáng ban ngày. Bạn cùng phòng giống một người mắc chứng bệnh tích trữ hết thuốc chữa.
Một dãy sách mới trên kệ sách chưa từng được mở ra và chất lộn xộn ở đó, che một lớp màu xám dày lên trên, tủ quần áo đầy ắp đồ chất lượng kém, cùng kiểu cắt thô và may cẩu thả, mỗi cái đều mặc không đến hai lần. Trên giường vứt các loại búp bê, gấu bông do bạn trai trước đây tặng, Kitty do rút thăm trúng thưởng…
Nghiên cứu học viện Havard Mỹ phát hiện: "Những người
thành công cảm thấy
hạnh phúc thì hoàn cảnh ở nhà luôn sạch sẽ ngăn nắp, mà người bất hạnh thường sống trong bẩn thỉu và bừa bộn."
Người cái gì cũng muốn chiếm hữu, cái gì cũng đều không nỡ vứt bỏ, nội tâm tràn đầy lòng tham không đáy và nỗi sợ sệt, mà tình yêu và hạnh phúc không tìm thấy vị trí tương ứng.
Trong cuộc sống của chúng ta có một bộ phận rất lớn đều là thứ chúng ta không cần thiết, thậm chí hoàn toàn có thể nói là rác rưởi và phế vật nhưng chúng ta trước giờ lại chưa từng nghĩ qua làm thế nào để xử lý chúng.
Quen rồi, mất cảm giác rồi, chìm đắm trong tuyệt vọng mà không biết, chỉ cảm thấy cuộc sống giống như một dòng sông chết không chút sinh khí.
Đoạn xá li là khái niệm của tư vấn Nhật Bản Yamashita Eiko đề xuất: Đoạn: đoạn tuyệt thứ không cần thiết, xá: vứt bỏ phế vật dư thừa, ly: thoát ly khỏi sự cố chấp vật chất.
Đối với cám dỗ, đừng vì rẻ mà đi mua những món đồ bản thân vốn không cần thiết, mà mua những vật phẩm có chất lượng thượng thừa, thật sự thích hợp với bản thân. Đối với cuộc sống, điều chỉnh căn phòng theo định kỳ, vứt bỏ vật phẩm không còn thích hợp với bản thân, đời người sẽ không còn phiền não nhiều như vậy nữa.
3. Lọc tin tức dư thừa
Gần đây, tôi cảm thấy mình mặc chứng lo lắng điện thoại di động. Mỗi buổi sáng vừa mở mắt ra, việc đầu tiên chính là tìm điện thoại di động. Vào facebook, xem vòng bạn bè có động thái mới hay không. Mở Instagram, xem minh tinh trên danh sách bảng tìm kiếm có những tấm ảnh thời thượng nào, dõi theo story của họ, xem hôm nay lại có những ai chia sẻ câu chuyện gì.
Chúng ta đã từng chốc lát cũng không rời điện thoại được, chúng ta sẽ không tự chủ mà mở màn hình vào bất cứ lúc nào.
Chúng ta đã từng không thể hạ quyết tâm đọc hết một quyển sách thật tốt, chúng ta đã từng không nghĩ về những gì chúng ta đã làm trong tuần.
Chúng ta và người khác cứ lặp đi lặp lại từ ngữ trên mạng, sức nhẫn nại của chúng ta đối với độ dài quảng cáo càng ngày càng cao, chúng ta không biết trừ những tin tức của người khác cung cấp thì còn có thể học tập thế nào, suy nghĩ ra sao…"
Tư duy của chúng ta đã bị tin tức quá tải làm tắc nghẽn rồi. Quá nhiều tin tức vụn vặt tồn tại trong đầu, không cách nào vận dụng hệ thống, cuối cùng chỉ có thể khiến bản thân lướt qua tất cả sự vật.
Đáng sợ nhất là sự tò mò quan tâm minh tinh của chúng ta, quan tâm chuyện riêng của người khác, thậm chí còn quan tâm nhiều hơn bản thân chúng ta. Sự tò mò không chút ý nghĩa đó để lại đầy ắp bình luận ác ý, bề nổi thuộc về sự phán đoán suy luận của mặt ngoài, không chỉ chi phối sự phán đoán của chúng ta còn khiến chúng ta tràn ngập lo âu.
Thứ chúng ta cần làm là:
- Suy nghĩ sâu rộng, thư giãn thích đáng, năng lực hóa rối rắm thành giản đơn, điều này cần chúng ta học cách lọc nhiều tin tức dư thừa.
- Giảm bớt sự quan tâm giải trí, số tin tức xã hội, đối tượng quan tâm thà ít mà tốt, so với việc đọc nhiều sách trong một khoảng thời gian ngắn, chi bằng một quyển sách đọc lại 3 lần, mỗi lần bạn đều sẽ có trải nghiệm khác nhau.
- Để phân loại tin tức, tận dụng tốt các công cụ, chẳng hạn như đám mây, Evernote, lưu ý để lưu trữ thông tin hữu ích một cách nhanh chóng và dễ dàng.
- Xây dựng việc đọc riêng cho bản thân, học tập hệ thống, học cách đưa ra câu hỏi, học cách suy nghĩ sâu vào vấn đề, từ chối bắt chước y chang, hùa theo người khác.
Thế giới này quá xốc nổi ồn ào, dễ dàng khiến loài người đánh mất bản thân. Hưởng thụ những thứ thật sự đơn giản mà đáng quý mới có thể tường tận chân lý của cuộc đời.
Khi bạn rất muốn thay đổi mà lại không biết từ đâu, chi bằng bắt đầu buông bỏ 3 thứ này theo định kỳ. Vứt bỏ sự không nỡ và cố chấp, tin rằng cuộc đời của bạn cũng sẽ vì vậy mà đạt đến một bước ngoặt mới.
Hãy cùng nhau nỗ lực nhé!