1. Theo đuổi những giấc mơ viển vông
Tất cả chúng ta ai cũng đều có những ước mơ của riêng mình nhưng một số người lại có xu hướng biến ước mơ thành cách sống. Họ không thể thoát ra khỏi ảo mộng để sống với thực tế.
Nếu giống như họ, chúng ta sẽ cứ sống mãi trong thế giới tưởng tượng của bản thân, chờ đợi một phép màu xảy đến và không làm bất cứ điều gì để đạt được ước mơ của mình.
Điều đó đồng nghĩa với việc chúng ta đang tự tước đoạt cơ hội hoàn thành ước mơ của chính mình. Vì vậy, đừng chìm đắm mãi trong những giấc mơ, phải ngay lập tức hành động mới có thể biến ước mơ thành sự thật!
2. Dễ bị phân tâm, không thể tập trung vào một việc duy nhất
Nhiều người trong số chúng ta luôn có thói quen nói với bản thân: "Chỉ lướt Facebook thêm vài phút nữa rồi sẽ bắt đầu làm việc", nhưng mấy ai có thể làm được điều đó.
Vấn đề ở đây là thế giới hiện đại ngày nay có quá nhiều sản phẩm công nghệ mới mẻ, hấp dẫn khiến chúng ta khó lòng bỏ qua. Chính vì thế, chúng ta không thể chỉ tập trung vào một việc mà thường bị cuốn hút bởi nhiều thứ khác.
Hậu quả là chúng ta bê trễ công việc, thậm chí trở thành những "con nghiện" hay "nô lệ" của điện thoại, các trang mạng xã hội và các ứng dụng công nghệ khác.
Giải pháp cho vấn đề này là bạn cần phải đặt thời hạn hoàn thành cho từng công việc, luôn theo dõi và không ngừng tự nhắc bản thân phải làm xong công việc đúng hạn. Có như vậy bạn mới hoàn thành tốt công việc của mình!
3. Không kiên trì
Bạn đã từng rơi vào tình trạng bắt đầu làm nhiều việc một lúc nhưng lại chẳng hoàn thành được công việc nào chưa? Chắc hẳn mọi người đều đã trải qua tình huống này ít nhất một lần trong đời.
Đó có thể là tập thể dục, ăn kiêng hay học một cái gì đó mới như ngôn ngữ... Bạn bắt đầu làm những việc này với sự hăng hái cùng thích thú nhưng dừng lại chỉ sau một tuần hoặc một tháng.
Ở Nhật Bản, có một thuật ngữ đặc biệt cho hội chứng này là "Nhà sư ba ngày" (The three-day monk). Số ba ở đây tượng trưng cho số ngày trung bình mà chúng ta cần để làm cho sự phấn khích phai mờ và từ bỏ những gì mình đã bắt đầu.
Nguyên nhân khiến bạn rơi vào tình trạng này chỉ có một: bạn đang thiếu kiên trì và thất bại trong việc tìm ra những phương pháp để thành công. Vì thế, để vượt qua tình trạng này, hãy thử áp dụng phương pháp kaizen: làm việc chậm lại và làm liên tục theo thời gian.
4. Thiếu trách nhiệm
Không phải mọi điều tồi tệ xảy ra trong
cuộc sống đều là lỗi của chúng ta nhưng phần lớn đều thuộc về trách nhiệm của chúng ta.
Chúng ta có thể đổ lỗi cho người khác hoặc những khó khăn gặp phải nhưng điều đó sẽ không làm thay đổi tình hình và chắc chắn sẽ không thể giải quyết được chuyện gì. Vì thế, hãy học cách chịu trách nhiệm. Bằng cách này, bạn có thể cải thiện bản thân, học hỏi và xây dựng một tương lai tươi đẹp hơn.
Biết nhận lỗi và sửa lỗi là bước đầu tiên và quan trọng nhất trên con đường dẫn đến thành công. Nếu biết chịu trách nhiệm cho cuộc sống của mình, bạn sẽ có thể biến ý tưởng và ước mơ của bản thân thành hiện thực.
5. Không cần sự ủng hộ của những người xung quanh
Một trong những bí quyết để
thành công là sự hỗ trợ, ủng hộ từ những người thân, người chúng ta yêu quý.
Nhưng đôi khi thay vì nhận được sự ủng hộ từ họ, chúng ta nhận được sự phản đối, cấm đoán - những điều khiến chúng ta phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn. Một số khác lại cho rằng, không cần tới sự ủng hộ của người thân.
Trong tình huống như vậy, điều quan trọng chúng ta cần làm trước tiên là phải thư giãn và tránh tranh cãi với những người thân yêu nhất.
Sau đó, hãy cho họ biết bạn yêu họ như thế nào và chứng minh cho họ thấy việc bản than đang làm rất quan trọng. Đồng thời, bạn phải để họ thấy được nỗ lực bạn bỏ ra để đạt được điều đó và tầm quan trọng của việc được họ ủng hộ, giúp đỡ.
6. Tự phê bình thái quá
Tự phê bình có thể mang lại lợi ích to lớn nhưng nếu ở mức độ thái quá, nó sẽ khiến chúng ta nảy sinh những suy nghĩ tiêu cực. Những suy nghĩ này tràn ngập trong tâm trí, khiến chúng ta thấy buồn và tệ nhất là có thể khiến chúng ta bị trầm cảm.
Như thế, việc tự phê bình không giúp chúng ta thành công mà trái lại khiến con đường chinh phục thành công của chúng ta ngày càng xa. Tự phê bình không phải là việc không tốt nhưng chúng ta cần phải biết dùng lý trí để tiếp cận và kiểm soát nó.
Bằng cách này, bạn có thể thoát khỏi những suy nghĩ tiêu cực và sáng suốt đánh giá đúng những tình huống bạn phải đối mặt để đạt được thành công trong tương lai.
7. Đổ lỗi cho người khác về thất bại của bản thân
Trên thế giới này có hai kiểu người: người luôn đổ lỗi cho những người xung quanh và người biết chịu trách nhiệm về những sai lầm, hành động của bản thân.
Kiểu người thứ nhất sẽ đổ lỗi cho mọi thứ, mọi người xung quanh, thậm chí là cha mẹ họ vì đã không cho họ cơ hội để thành công trong cuộc sống. Họ cứ mải mê đổ lỗi mà không biết kiểm điểm lại chính bản thân mình nên thành công càng ngay càng xa họ.
Trong khi đó, kiểu người thứ hai lại luôn đạt được mục tiêu mà họ đặt ra. Tại sao? Bởi họ biết thành công phụ thuộc vào nỗ lực, sự kiên trì và mục tiêu của bản thân họ. Đối với những người này, thất bại chính là động lực giúp họ vươn tới thành công.
Vì thế, trước khi muốn đổ lỗi cho ai, hãy nhớ câu: "Tiên trách kỷ, hậu trách nhân". Người đầu tiên phải chịu trách nhiệm cho những thất bại của bạn là chính bạn, cũng chỉ có bạn mới có thể giúp bạn thành công và có một tương lai sáng lạn,
hạnh phúc hơn.
8. Đặt ra những mục tiêu phi thực tế
Ai trong số chúng ta đều có ước mơ nhưng đôi khi chúng ta lại mơ những giấc mơ quá xa vời hoặc mong đợi có thể đạt được thành công nhanh chóng. Đây là những việc không tưởng.
Những ước mơ sẽ trở thành mục tiêu trong cuộc sống của chúng ta nếu bạn đặt ra những mục tiêu bản thân có khả năng thực hiện. Vì vậy, khi đặt mục tiêu cho bản thân, bạn cần hiểu rõ tiềm lực của mình,
thời gian bạn cần để hoàn thành mục tiêu và mức độ thực tế của chúng.
Khi bạn đặt ra những mục tiêu có thể đạt được, bạn sẽ cảm thấy hài lòng và dễ dàng theo dõi sự tiến bộ của bản thân. Thêm vào đó, ngay cả khi các mục tiêu của bạn trở nên phi logic, bạn vẫn có thể khắc phục bằng cách viết lại hoặc chia những mục tiêu đó thành những mục tiêu nhỏ hơn. Như thế, bạn nhất định có thể đạt được mục tiêu của mình.
9. Nản lòng, không dám đối mặt với thất bại
Chắc hẳn mỗi người trong chúng ta đều đã bị thất bại ít nhất một lần. Tuy nhiên, bạn đừng vội nản lòng mà hãy suy nghĩ đơn giản: chúng ta thử làm một điều mới mẻ với toàn bộ khả năng của mình nhưng chỉ là kết quả không như mình mong đợi mà thôi.
Đứng trước thất bại, bạn có hai sự lựa chọn: tiếp tục chìm sâu trong nỗi chán chường, tuyệt vọng và cảm thấy tiếc cho bản thân hoặc phân tích tình huống và hiểu được rằng bạn đã làm sai và giờ bạn phải bắt đầu lại từ con số 0.
Có người đã nói: "Muốn thành công phải qua nhiều thất bại. Trên đường đời có dại mới có khôn...".
Vậy phải chọn con đường nào hẳn bạn đã rõ. Hãy luôn khắc ghi một điều: "Thất bại là mẹ thành công". Bạn hoàn toàn có thể đạt được thành công từ những thất bại bởi đó những viên đá quý vô giá, không phải những viên đá ngáng chân bạn.
Stephen King - "ông hoàng" sách kinh dị người Mỹ - chính là một ví dụ tuyệt vời cho điều này. Mặc dù bị hơn 30 nhà xuất bản từ chối khi ông muốn xuất bản cuốn tiểu thuyết đầu tiên của mình nhưng ông không vì thế mà nản lòng. Cuối cùng ông đã đạt được thành công to lớn.