Có một sự phổ biến giữa mọi người trên
thế giới này đó là họ
học nói trước khi
học ngữ pháp. Nói là bước đầu tiên
cho mọi người học
Tiếng Anh. Vì thế nếu
bạn là người mới
học Tiếng Anh, hãy
tập trung vào kỹ năng nói và nghe trước khi tập trung vào kỹ năng ngữ pháp. Sau khi bạn có
khả năng nói Tiếng Anh một cách lưu loát, bạn sẽ nhận thấy ngữ pháp rất là
đơn giản. Nói Tiếng Anh lưu loát sẽ giúp bạn học ngữ pháp
tốt hơn, nhưng học ngữ pháp sẽ KHÔNG giúp bạn nói tốt hơn.
Chính vì thế, tôi không có mục nào chính cho ngữ pháp. Tôi chỉ cung cấp vài bài ngữ pháp chính để người học biết trước khi học Tiếng Anh. Hãy xem lại và học lại chúng sau đó
luyện nói và
luyện nghe.
Chủ ngữ là gì?
Chủ ngữ trong một câu là "who" hoặc "
what" mà bạn đang nói đến. Mỗi câu đều cần có một chủ ngữ. Nếu câu không có chủ ngữ, thì câu đó sai và sẽ không ai
có thể hiểu câu của bạn đang nói về điều gì.
Trong những
ngôn ngữ khác, không phải lúc nào cũng cần phải có một chủ ngữ. Khi
giao tiếp bằng
lời nói, người nghe có thể hiểu
được bạn đang nói về điều gì, vì vậy mà không nhất thiết phải có chủ ngữ. Trong Tiếng Anh thì lúc nào cũng cần phải có chủ ngữ.
Sau đây là một số
ví dụ về những câu ngắn với chủ ngữ được gạch dưới.
"
My brother is very
smart"
"That computer is very expensive"
"We are going to the store now"
"My sister and I will be waiting here"
"The building is very big"
"When are you going to eat lunch?"
"Why are they waiting in line?"
"Who is going to
take you to the store?"
Vị ngữ là gì?
Vị ngữ trong một câu là thành phần dùng để thông báo rằng chủ ngữ là gì hoặc đang làm gì. Nó có thể là một
cụm từ hay một động từ. Động từ luôn luôn là vị ngữ.
Cùng nhìn vào những câu đã được dùng trong bài học về chủ ngữ để xác định các vị ngữ. Chúng sẽ được gạch dưới.
"I am hungry"
"My brother is very smart"
"That computer is very expensive"
"We are going to the store now"
"The building is very big"
Trong những câu ngắn ở trên, chúng ta đã xác định được chủ ngữ và vị gữ. Trong những câu
cơ bản nhất, bạn cần phải có một chủ ngữ và một
hành động gắn với chủ ngữ đó. Hãy cùng tìm hiểu về động từ để hiểu chi tiết hơn.
Động từ là gì?
Một động từ là một hành động, sự
tồn tại,hay là sự xảy ra. Trong những câu đown giản mà chúng ta đã sử dụng, động từ chủ yếu được sử dụng với dạng chỉ sự tồn tại. Chúng là "am", "is", "are".
Những dạng khác của động từ là những động từ chỉ hành động như:
Wash
Run
Walk
Throw
Jump
Dance
Teach
Có rất nhiều những động từ chỉ hành động, nhưng tôi chỉ kể ra một số động từ như vậy để bạn có thể biết tôi đang nhắc đến điều gì. Sau đây là một số câu ví dụ để giúp bạn hiểu.
"I need to wash my face"
"Jane taught Jill"
"Mike is laughing"
Một động từ cũng có thể là
bắt đầu của một câu.
"Throw the ball at the catcher"
"Run towards the finish line"
Để hiểu một động từ là rất quan trọng, nhưng với chỉ một chủ ngữ và một động từ thì không đủ. Ví dụ, "Jill run" không phải là một câu hoàn chỉnh. Mặc dù Jill có thể là một chủ ngữ, và "run" là động từ, đây vẫn chưa phải là một câu hoàn chỉnh. Đối với vị ngữ, chúng ta có thể
thay đổi câu này thành một câu khác hợp lý hơn. "Jill is running".
Mạo từ là gì?
Mạo từ có vẻ dễ, nhưng lại rất khó để có thể dạy về nó.
Mạo từ gồm có "A", "An", và "The". Rất dễ dàng để
giải thích sự
khác biệt giữa chúng, nhưng lại rất khó để giải thích được khi nào thì ta sử dụng những mạo từ đó.
"A" và "An" có cùng một
nghĩa. Cả hai đều là những mạo từ bất định. Chúng chỉ khác nhau tuỳ thuộc vào từ hoặc âm theo sau chúng. Đây là một ví dụ thu gọn.
Sử dụng "A" khi từ theo sau bắt đầu bằng một
phụ âm.
"A dog..."
"A boy..."
"A building..."
"A hamburger..."
Sử dụng "An" khi từ theo sau có
phát âm bắt đầu bằng một nguyên âm.
"An eagle..."
"An umbrella..."
"An elephant..."
"An awesome book..."
"The" là một mạo từ xác định. Sự phân biệt nằm ở chỗ
danh từ hay chủ ngữ mà bạn đang nói đến có cụ thể hay không. Những ví dụ là cách tốt nhất để hiểu được sự khác biệt này, vậy nên cùng xem nhé.
Nếu bạn nói, "I am going to a library to
study", thì người mà bạn đang
nói chuyện cùng không biết là bạn đến nhắc đến một thư viện cụ thể nào đó. Nếu bạn nói, "I am going to the library to study", thì người mà bạn đang nói chuyện cùng biết được cụ thể bạn đang nói đến thư viện nào.
"I am going to a
coffee shop" (Không phải một quán cafe cụ thể nào cả)
"I am going to the coffee shop" (Một quán cafe cụ thể nào đó mà cả người nói và người nghe đều biết)
Đây là một ví dụ có sự khác biệt nhỏ, nhưng vẫn tiếp tục sử dụng khái niệm cụ thể hay chung chung.
"I am going to sit in front of one of the computers in the lab"
"I am going to buy a computer"
Mặc dù cái máy tính ở trong phòng thí nghiệm có thể là một trong rất hiều cái máy tính, mạo từ chính xác trong trường hợ này là "The" bởi vì nó vẫn là một cái máy tính cụ thể tồn tại trong phòng thí nghiệm. Tuy nhiên, nếu bạn nói bạn sẽ đi mua một cí máy tính,bạn
không thể sử dụng "The" trừ khi bạn đã biết cụ thể là cái máy tính nào rồi. Mua một cái máy tính có thể là bất cứ hãng nào, bất cứ loại nào, hoặc bất cứ kích thước nào cho nên hành động đó mang tính chung chung. Vì vậy, bạn phải sử dụng "A" trong dạng câu như thế này.
Sau đây là dạng ví dụ khác:
"The heat wave is unbearable"
"I heard a heat wave is coming"
Sự khác biệt giữa hai câu này là cụm từ "heat wave" được xác định cụ thể trong câu thứ nhất, và chưa được xác định cụ thể trong câu thứ hai. Trong câu thứ nhất, đợt nắng nóng đang xuất hiện trong
hiện tại và cả người nói và người nghe đều biết rằng đợt nắng nóng mà họ đang nói đến chính là cái mà họ đang phải
chịu đựng. Câu thứ hai lại nhắc đến một đợt nắng nóng nào đó không cụ thể sẽ xảy đến trong
tương lai.
Khi nào cần và không cần sử dụng mạo từ.
Một
quy tắc đơn giản nên
nhớ đó là mạo từ không được sử dụng khi nói đến một cái tên nào đó.
"Turn right at the burger store"
"Turn right at McDonalds"
"The boy was running very fast"
"Mike was running very fast"
Một ví dụ khác về việc khi nào không sử dụng mạo từ đó là khi đang nói đến những việc chung chung trong lúc
đối thoại.
"Too
much alcohol is bad for you"
"Cigarettes can cause lung cancer"
Khi bạn nói về những môn thể thao, bạn không cần sử dụng mạo từ.
"I love playing badminton"
"Football is a dangerous sport"
Trong đa số các trường hợp, bạn không cần sử dụng mạo từ khi nói đến một đất nước trừ trường hợp tên nước bao gồm nhiều quốc gia hay vùng lánh thổ. Ví dụ, nếu bạn nói "England" hay "Scotland", bạn không cần sử dụng mạo từ, nhưng nếu bạn nói về "The United Kingdom" hay "The United States", thì bạn cần phải sử dụng mạo từ.