Người ta không rời bỏ công ty - họ từ bỏ những người lãnh đạo

30/07/2015   5.645  4.5/5 trong 6 lượt 
Người ta không rời bỏ công ty - họ từ bỏ những người lãnh đạo
Tôi đã tuyển dụng hàng ngàn người trong những năm qua. Và mỗi khi nhận được đơn xin nghỉ việc, một phần trong tôi dường như đã chết

(đồng ý, tôi có nói dối đấy, tôi đã thậm chí nhảy múa ăn mừng ở một vài trường hợp nhưng đó là trong một bài viết khác).
 
Phần lớn, phản ứng tức thời rất bản năng là tôi tự hỏi: "lý do thật sự khiến cho họ làm điều đó? Có chuyện gì xảy ra với họ?" hay thậm chí: "cô ấy phải ra đi vì tiền ư. Thật ngốc nghếch!"
 
Nhưng tôi đã khôn dần lên theo chiều dài của năm tháng.
 
Phần lớn, mọi người không thay đổi công việc vì tiền. Họ cũng không xin nghỉ vì "thích" hay trong cơn nóng giận vô chừng nào đó. Họ vào làm việc ở công ty của bạn bởi vì họ tin là họ thích hợp và ai cũng muốn quyết định đó đúng đắn. Đôi khi, tại một số thời điểm, có những điều khiến cho điều đó trở thành sai. Và nếu như bạn thực sự dành thời gian để “đào sâu” tìm hiểu lý do mà họ để lại thì bạn sẽ nhận ra rằng đó hoàn toàn không phải là “vì công ty” như họ đã nói. Đó không phải vì địa điểm làm việc, vì đội nhóm, vì hệ thống hay vì không khí làm việc.
Đó là vì người lãnh đạo!
 
Chắc chắn những người ấy không nói như vậy một cách dễ dàng cho nhà tuyển dụng nghe đâu. Và bạn chẳng thể tìm thấy được một từ hay ngữ nào đề cập đến vấn đề quản lý ở đây.
 
Nhưng khi họ nói về “tinh thần”, khi họ nói về “giao tiếp nghèo nàn”, khi họ bày tỏ nỗi thất vọng ở sự mập mờ, thiếu rõ ràng trong con đường thăng tiến, chính là họ đang đề cập đến những người lãnh đạo rồi đó. Muốn rõ ràng hơn ư? Lãnh đạo là người có trách nhiệm trong việc gây dựng tinh thần – giao tiếp và con đường sự nghiệp của nhân viên.
Có lẽ vì thế mà tôi đã rất bực mình với những nhân sự cấp cao và ngăn họ lại giữa chừng – khi họ bắt đầu dùng những từ như ngu ngốc, vô ơn và dối trá để nói về những người nghỉ việc.
 
“Công ty” chỉ là một thực thể pháp lý. “Kinh doanh” chỉ là một bộ sưu tập bàn làm việc và máy tính. Không ai nghỉ việc vì những thứ đó.
 
Đó là quyết định, là động lực, là không khí làm việc, là sự hỗ trợ, đào tạo, tầm nhìn và sự chỉ đạo được xuất phát từ chính những người lãnh đạo mà họ đi theo.
 
Vì thế, lần sau khi bạn nhận được đơn xin nghỉ việc của nhân viên, hãy cố gắng đừng phấn khích và cười nhạo những người ra đi vì: "đã thêm một kẻ ngu ngốc không thuộc về nơi này". Hãy dùng ít phút để ngẫm nghĩ về lý do thực sự khiến họ ra đi.
 
Họ không từ bỏ những thứ họ không có được – cũng không phải từ bỏ công ty.

Họ từ bỏ bạn!

.........................................
 
Một bài viết được sưu tầm từ "People don’t leave companies. They leave leaders" của Greg Savage 

Quảng cáo

Sưu tầm

Người đăng

Tony Tèo

Tony Tèo

Sống hết mình với đam mê cuồng cháy


Là thành viên từ ngày: 20/02/2014, đã có 0 bài viết
Website: https://antruacungtony.com

Tài trợ

BÌNH LUẬN

Bạn cần đăng nhập để bình luận.
No Avatar

Chưa có bình luận nào cho bài này, tại sao bạn không là người đầu tiên nhỉ?

Bài viết khác

Cách giúp bạn lên dây cót tinh thần làm việc của nhân viên
Nhà lãnh đạo cần làm gì để nhân viên cảm thấy gắn kết với công ty và thúc đẩy tinh thần làm việc của họ?

8 bí quyết giúp đồng nghiệp và cấp trên có thiện cảm hơn với bạn hơn trong công việc
Nếu chỉ nhờ năng lực, mẫn cán... mà không có sự gắn kết với những con người trong môi trường làm việc thì bạn vẫn chưa hẳn là một nhân sự tốt. Hãy trau dồi thêm những kỹ năng để trở thành một người dễ mến hơn theo nghĩa tích cực.

6 kiểu người không nên hợp tác, 7 kiểu người không cần kết giao
Có những người bạn sẽ khiến cuộc đời ta càng trở nên rực rỡ, nhưng cũng có vài kiểu người càng thân cận sẽ càng khiến ta "tụt dốc không phanh".

Có thể bạn cần

[Video] Học tiếng Hàn qua truyền hình bài 8: Xin cho 2 cái

[Video] Học tiếng Hàn qua truyền hình bài 8: Xin cho 2 cái

Trong bài học trước chúng ta đã học cách hỏi mua một đồ vật nào đó tại một cửa hàng.

Liên kết logo

Bàn phím trong mơ