Sống phải làm phúc không phải vì đời mình mà còn vì đời con cháu

17/11/2016   3.071  4.5/5 trong 3 lượt 
Sống phải làm phúc không phải vì đời mình mà còn vì đời con cháu
Ngạn ngữ có câu: “Một người có phúc, cả nhà cùng hưởng”. Những người sống cùng một nhà, tự thân họ ngoài có phúc báo riêng, thì cũng đều sẽ được phúc phận từ người khác nữa.


Vào thời Phật Thích Ca Mâu Ni còn tại thế, trong thành Bạt Đề có một vị đại cư sĩ tên là Mân Đồ. Trong nhà vị đại cư sĩ này rất giàu có, tài bảo dồi dào, muốn tiêu gì có nấy. Nếu mọi người trong thành có bất kỳ nhu cầu gì cũng đều được ông chu cấp cho đầy đủ.

Trong kho lúa nhà đại cư sĩ Mân Đồ có một cái lỗ lớn như bánh xe, thóc lúa từ trong đó tự nhiên tuôn trào ra. Vợ ông lấy 8 thăng gạo nấu thành cơm cho bốn bộ binh với khách đến từ bốn phương cùng ăn mà vẫn không vơi.

Con cái của ông lấy một ngàn lượng vàng mang ra phân phát cho bốn bộ binh cùng tất cả những người hành khất từ bốn phương kéo đến nhưng vẫn không hết.

Nô bộc của nhà ông chỉ dùng một mảnh ruộng cày cấy mà được rất nhiều thóc lúa. Người hầu trong nhà ông dùng 8 thăng lúa mang cho ngựa của bốn bộ binh cùng ăn mà vẫn không cạn.

Tất cả những người trong nhà cư sĩ Mân Đồ, ai cũng đều tự cho rằng phúc phận của mình là nhiều hơn cả. Đại cư sĩ Mân Đồ cũng không hiểu nguyên do vì sao gia đình mình lại có phúc báo lớn như vậy. Ông liền tìm đến hỏi đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nói: “Nếu nói về phúc lực thì tất cả người trong nhà ông đều có cả”.

Rồi Phật Thích Ca Mâu Ni kể cho cư sĩ Mân Đồ nghe một câu chuyện, rằng:

“Xưa kia, trong thành Vương Xá có một người thợ dệt. Một hôm, ông cùng vợ, con cái, nô bộc, người hầu đang sắp sửa dùng cơm thì có một vị Bích Chi Phật đến khất thực. Cả nhà họ, ai cũng muốn lấy phần ăn của mình để cung phụng vị Phật ấy.

Vị Bích Chi Phật thấy vậy liền nói: ‘Chỉ cần mỗi người bớt một chút thức ăn thôi, như thế các người cũng không phải chịu đói mà ta cũng được no’.

Mọi người liền nghe lời vị Bích Chi Phật mà làm theo. Vị Bích Chi Phật vừa ăn xong, liền bay lên không trung, hiện ra đủ các loại thần thông biến hóa, cả nhà người thợ dệt đều vô cùng mừng rỡ. 

Sau khi qua đời, cả nhà họ đều được về cõi trời. Cả nhà họ chính là đời trước của nhà ông. Bởi vì phúc báo vẫn còn chưa hết nên ở đời này cả nhà ông lại được phúc như thế”.

Vị cư sĩ nghe xong bấy giờ mới hiểu được nhân duyên do đâu, cũng từ đó ông càng coi trọng việc hành thiện tích đức hơn.

Ngạn ngữ có câu: “Một người có phúc, cả nhà cùng hưởng”. Những người sống cùng một nhà, tự thân họ ngoài có phúc báo riêng, thì cũng đều sẽ được phúc phận từ người khác nữa, chẳng qua chỉ là phúc phận lớn nhỏ khác nhau tùy thuộc vào nhân duyên đời trước giữa họ mà thôi.

Cho nên người xưa nói: “Con cái của những gia đình sang quý ắt sẽ không có tướng mạo của kẻ ăn mày; mà con cái của những nhà hèn kém cũng không thể có được vận mệnh của hàng công khanh quan tướng”. Vì sao lại như vậy? Ấy là vì cùng phúc thì tương cảm, đồng nghiệp thì tương tụ.

Bởi vậy, làm người phải hiểu được rằng hành thiện tích đức là việc quan trọng nhất trong đời, điều đó không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến đời mình mà còn ảnh hưởng đến đời con cháu sau này!

 

Một số bài viết hay bạn có thể muốn xem:


- 12 loại nhân quả báo ứng ở đời

- Kiếp này ốm yếu ngu đần là vì nhân duyên gì?

- Không phải là tiền bạc, phúc báo mới là cái con người cần tích

Quảng cáo

Theo tinhhoa

Người đăng

Bảo Mi

Bảo Mi

Chia sẻ là cách tốt nhất để học và làm cuộc sống tốt đẹp hơn.


Là thành viên từ ngày: 26/07/2015, đã có 1.689 bài viết

Tài trợ

BÌNH LUẬN

Bạn cần đăng nhập để bình luận.
No Avatar

Chưa có bình luận nào cho bài này, tại sao bạn không là người đầu tiên nhỉ?

Bài viết khác

Hiểu rõ căn nguyên, bạn sẽ không bao giờ oán hận nữa
Oán giận chính là căn nguyên mọi tội ác trên đời, là loại ‘độc dược’ hại mình hại người cần buông bỏ. Sống trên đời, phải nên làm một người có thể bao dung người khác, tha thứ được những lỗi lầm của người khác, cũng là giải thoát cho chính mình.

Đức Phật dạy rằng: Tu cái miệng là tu hơn nửa đời người
Phật dạy trong mười cái nghiệp của con người thì trong đó cái miệng đã chiếm bốn gần một nửa. Phật dạy tu khẩu nghiệp là tu nửa đời người.

Nếu bạn không thể bao dung người khác thì hãy đọc câu chuyện này
Con người sinh ra ngộ tính vốn đã khác nhau, có người nói một chút là thấu hiểu, có người lại vô cùng khó khăn. Tuy nhiên, ngộ tính cao không phải là công lao của họ; ngộ tính thấp, cũng không phải là lỗi của họ. Làm người, hãy học cách bao dung!

Có thể bạn cần

Tâm sự tuổi 35: Kiếm tiền là tất cả, câu nói không hề sai một chút nào

Tâm sự tuổi 35: Kiếm tiền là tất cả, câu nói không hề sai một chút nào

Tuổi trẻ, bạn làm gì, nói gì, đam mê gì, ước mơ gì không quan trọng...quan trọng là bạn có kiếm được ra tiền không? Để rồi tuổi 35, khi có tiền bạn cũng có thể tự tin nói với vợ con và bố mẹ, mọi người yên tâm, đừng sợ gì cả, tất cả đã có bạn lo được.

Liên kết logo

Bàn phím trong mơ