Thời tiết ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của nhân viên bởi một lý
do đơn giản: họ là những
con người chứ không phải những chú robot và chuyện họ
không thể “miễn nhiễm” với những
thay đổi của
môi trường, thời tiết bên ngoài là đương nhiên.
Nếu
nhận thức được những tác động của thời tiết đối với hiệu quả làm việc của nhân viên thì các nhà quản lý sẽ
có thể tạo
điều kiện để nhân viên
làm việc tốt nhất. Theo Garnett, khi tiết trời chuyển
sang lạnh hơn thì hiệu quả làm việc của nhân viên sẽ bị ảnh hưởng theo những hướng sau đây.
Lý do là vào những ngày như thế, nhân viên ít bị
phân tâm bởi những
suy nghĩ liên quan đến các hoạt động
vui chơi,
thư giãn và
giải trí như đi dạo, đi tắm biển, tắm nắng… hơn.
Tuy nhiên, Garnett khuyên các nhà quản lý nên phát huy sự ảnh hưởng
tích cực này bằng cách hạn chế khơi gợi hình ảnh về “những ngày nắng
đẹp” trước mắt nhân viên.
Trong nghiên cứu nói trên, những nhân viên thực hiện một số
công việc được giao vào những ngày mưa nhưng được cho xem những hình ảnh bãi biển trong một ngày nắng đẹp đã làm việc kém hiệu quả hơn những nhân viên thực hiện các công việc tương tự nhưng không được cho xem những hình ảnh về thời tiết đẹp.
2. Cũng có thể làm việc kém hiệu quả hơn
Thời tiết xấu một mặt làm cho nhân viên ít phân tâm và
tập trung cao độ hơn cho công việc nhưng nó cũng có thể khiến cho họ bị gián đoạn với công việc.
Nhân viên thường nghỉ ốm nhiều hơn, đi làm
muộn hơn vào những ngày giá lạnh. Theo thống kê của Bộ
Lao động Mỹ, trong những tháng có thời tiết ấm áp, tỷ lệ nhân viên nghỉ bệnh chỉ có 0,5%, nhưng tỷ lệ này lại tăng lên 2% vào những tháng lạnh hơn.
Một nghiên cứu năm 2008 cho thấy thời tiết thường gây ra
tâm trạng tiêu cực nhiều hơn tích cực cho
con người. Thời tiết xấu, nhất là khi có gió mạnh đi kèm với trời tối thường làm cho tâm trạng của con người trở nên xấu hơn. Tuy nhiên, tác động này đối với một người luôn có
suy nghĩ tích cực sẽ ít hơn.
Thay đổi về thời tiết cũng thường dẫn đến chứng trầm cảm hay rối loạn theo mùa (Seasonal Affective Disorder, viết tắt là SAD). Đây là triệu chứng do thay đổi tâm trạng quá nhanh, thường gây ra bởi tình trạng thiếu
ánh sáng và
vitamin D thường xuyên khi ngày ngắn hơn.
Nếu
bạn cảm thấy tâm trạng nặng nề, thiếu sinh lực,
ngủ nhiều hơn nhưng vẫn có cảm giác
mệt mỏi thì đó cũng là một dạng của SAD hay còn gọi là “
nỗi buồn mùa đông”. Có một số cách để giải quyết tình trạng nghiêm trọng này như điều trị bằng ánh sáng và bằng tân dược.
Thời tiết thường được lấy làm đề
tài để
bắt đầu cho một cuộc
trò chuyện vì nó là mối
quan tâm chung của mọi người. Trong những điều kiện khí hậu khắc nghiệt như suy giảm nhiệt độ, mưa phùn gió bấc, bầu trời đen tối,… con người lại dễ
gần gũi và đồng cảm với nhau hơn. Trong những lúc ấy, các
đồng nghiệp ở
công sở cũng dễ
bỏ qua những lỗi nhỏ cho nhau,
giúp đỡ nhau nhiều hơn và
hợp tác với nhau
tốt hơn.
Garnett khuyên, nếu doanh
nghiệp có một số nhân viên đang làm việc trong một môi trường bị cách ly thì nên cấu trúc lại
văn phòng theo hướng mở hơn để nhân viên có
cơ hội tương tác với nhau nhiều hơn, từ đó cải thiện hiệu quả làm việc.
5. Trở nên sáng tạo hơn hoặc ngược lại
Trong nghiên cứu nói trên của Harvard, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng có một sự liên hệ giữa thân nhiệt và mức độ xử lý thông tin của
não bộ ở con người. Theo đó, khi
cơ thể được giữ ấm thì chúng ta có khuynh hướng sáng tạo hơn. Ngược lại, khi bị lạnh, chúng ta sẽ bị hạn chế
sự sáng tạo.
Đây sẽ là một thông tin hữu ích cho các nhà quản lý đang có
kế hoạch tổ chức các buổi
họp hành, hội ý cho nhân viên trong những ngày giá rét.