Hôm đứng trong cửa hàng photocopy trước cổng trường 1 ĐH lớn,
Tony thấy các bạn nói nhau "một đứa mua sách của
thầy thôi, đem ra photocopy cho cả nhóm,
tiết kiệm cả 8 nghìn đồng/cuốn". Tony nhìn thấy thấy chữ nhoè nhoẹt nhưng mặc kệ, lãi 8000 đồng tức 40 cents vẫn làm. Nhiều thầy cô xuất bản giáo trình, phải in 1000 cuốn mức tối thiểu của Nxb nhưng chỉ bán
được có vài
ba cuốn gọi là, vì có một số
sinh viên mang tiếng là
đại học nhưng luôn có ý nghĩ "ngu gì mua sách bản
quyền", bất chấp
tình cảm và
đạo đức. Rồi lại thấy một số bạn vô photocopy thành những tờ be bé nhằm quay bài,
trí tuệ mắt mũi chân tay huy động để
đối phó với giám thị.
Năng lực không có nên mọi giá phải có tấm bằng để
có thể sinh
sống được. Nhìn gương mặt cả chục đứa khôn quắt queo trên
con đường trở thành
trí thức, thấy ớn quá chừng.
Đừng lấy không của người khác, trừ khi mình là thiếu nhi,
người già,
người tàn tật, được phép.
Tư tưởng "
yêu thích miễn phí, nếu không miễn phí thì âm thầm
ăn cắp" làm mình nhỏ bé
tiểu nông mãi. Mình mua bản gốc như là một cách tri ân trí tuệ công sức của tác giả. Không photo giáo trình nữa, công thầy cô biên soạn, công
nhà in và đơn vị phát hành. Mua còn để lưu trữ mai sau, tạo thành tủ sách của gia đình.
Con cái lớn lên, qua nhà
bạn bè chơi, về hỏi ủa sao
ba mẹ cũng biết chữ không
đọc sách? Sao nhà mình không có tủ sách mà chỉ có tủ quần áo, tủ rượu và tủ lạnh? Sao nhà mình chỉ chú trọng
ăn và uống? Sao nhà mình chỉ có phòng ăn, phòng
ngủ,
phòng tắm mà không có phòng
đọc sách?
Dù ở phòng trọ, cũng tự tạo 1 góc văn hoá đọc cho
chính mình.
Hãy tạo một ngôi nhà đúng
nghĩa. With a
home library, một thư viện gia đình, tại sao không?