Nhân dịp xem clip này, ad nhớ có lần ở trụ sở ngân hàng nọ, có một bà mẹ và một cậu bé khoảng 12 tuổi đến giao dịch. Cậu bé vào và lễ phép chào "cháu chào cô, cháu chào chú".....nhưng không một ai trong ngân hàng đáp lại, mặt mũi vẫn lạnh tanh ngồi gõ máy tính. Bà mẹ lớn tiếng "lần sau con không việc gì phải chào những người như thế này nữa nhé". Thật bất ngờ, cậu bé đáp "thưa mẹ, lần sau con vẫn chào, đó là phép lịch sự của con". Bà mẹ cay cú "nhưng con phải tuỳ người, ai lịch sự với con thì con mới lịch sự lại". Cậu bé nói "dạ cái đó tuỳ họ, văn hoá của con khác họ mẹ à".
Nghe câu chuyện trên, chúng ta thấy một đẳng cấp rất cao trong cách xử sự của cậu bé. Nói cám ơn, xin lỗi, xin chào,...là thể hiện văn hoá của mình, chứ không phải xem phản ứng thế nào. Mình thấy họ lạnh lùng, không lịch sự mà mình đáp trả lại y chang, hoá ra văn hoá mình giống họ?
Cư xử thượng lưu là vui vẻ, lịch sự, từ thiện, cho đi, giúp đỡ....là cho mình cảm giác thoải mái chứ không phải để ý phản ứng của người khác. Mình không kiểm soát được trình độ văn hoá (không phải trình độ học vấn), trình độ đạo đức hay IQ của người đời, nên càng để ý thì càng khổ. Họ chỉ là 1 cá nhân, mà cá nhân thì việc gì phải để ý. Để ý và quan tâm 1 người nào đó nói gì, nghĩ gì... khiến cái tôi họ lớn dần và họ nghĩ họ quan trọng. Ignore là xong.
Cho, thì phải quên.
Văn minh nào có khó gì
Nhận thì phải nhớ, cho thì phải quên.