Vì sao nói: Tiểu nhân thường trách người, quân tử tự trách mình?

14/03/2017   3.266  4/5 trong 3 lượt 
Vì sao nói: Tiểu nhân thường trách người, quân tử tự trách mình?
Ở một làng nọ, có hai gia đình sống cạnh nhau nhưng lại rất trái ngược. Gia đình ông Vương sống ở phía Đông thường xảy ra cãi vã, cuộc sống rất buồn khổ. Còn ở phía Tây, gia đình ông Lý thì ngược lại, rất đoàn kết và hòa ái, cuộc sống vui vẻ, an lạc không gì bằng…


Một ngày nọ, ông Vương do không chịu nổi những trận chiến liên miên không dứt trong gia đình, liền đi sang nhà ông Lý xin thỉnh giáo.
 
Gia đình ông làm thế nào mà lúc nào cũng có thể luôn được vui vẻ dễ chịu như thế?” Ông Vương hỏi.
 
Bởi vì chúng tôi thường xuyên để xảy ra những việc sai sót”, ông Lý cười trả lời.
 
Trong lúc ông Vương còn đang cảm thấy ngơ ngác, khó hiểu thì bỗng dưng thấy cô con dâu của gia đình ông Lý đang vội vàng đi từ ngoài vào, vào tới phòng khách do sơ ý không cẩn thận nên bị ngã nhào.
 
Mẹ chồng cô đang lau nhà thấy vậy vội vàng chạy lại, đỡ con dâu lên và nói: “Đều là tại mẹ, mẹ lau nhà ướt quá đấy mà!
 
Anh con trai đang đứng ngoài cửa phòng khách, thấy vợ ngã nhào, cũng vội vàng chạy lại: “Đều là lỗi của anh, anh đã không nói với em phòng khách đang được lau, hại em bị ngã!
 
Người con dâu sau khi được đỡ dậy cũng tự trách mình và nói: “Không! Không! Là lỗi của con, là do bản thân con không cẩn thận ạ!
 
Sau khi chứng kiến hết sự việc ông Vương bỗng ngẩn người như hiểu ra gì đó.
 
Nếu ngay lúc đầu, người mẹ chồng trách mắng con dâu khi bị ngã là: “Sao đi đứng không có mắt à, thật đáng đời!” Những người khác trong gia đình nếu cũng không để ý tới cảm nhận của cô mà cười nhạo, vậy thì gia đình ông Lý có thể có được không khí nhẹ nhàng, ấm áp hay không?
 
Có rất nhiều người luôn mang trong lòng tâm lý “đều do người khác làm sai” nên tự nhiên sinh ra một cảm giác khó có thể tiếp xúc với người xung quanh.
 
Cổ nhân xưa có câu: “kẻ tiểu nhân trách người, người quân tử tự trách mình”. Thật vậy, nếu như sau khi tự xem xét lại chính mình, nhận thấy mình có chỗ thiếu sót, cần phải thay đổi, hoàn thiện hơn thì không chỉ có thể “chuyện lớn hóa nhỏ, chuyện nhỏ hóa không”, mà còn có thể càng ngày càng có được sự tôn trọng từ người khác.

Quảng cáo

Theo Tinhhoa

Người đăng

Bảo Mi

Bảo Mi

Chia sẻ là cách tốt nhất để học và làm cuộc sống tốt đẹp hơn.


Là thành viên từ ngày: 26/07/2015, đã có 1.689 bài viết

Tài trợ

BÌNH LUẬN

Bạn cần đăng nhập để bình luận.
No Avatar

Chưa có bình luận nào cho bài này, tại sao bạn không là người đầu tiên nhỉ?

Bài viết khác

Là người quân tử, nên dùng đại khí đối đãi kẻ tiểu nhân
Chúng ta thường có quan niệm, ai đối tốt với ta thì ta tốt lại, ai xử tệ với ta thì ta sẽ tìm cách trả đũa tới cùng. Thế nhưng, đó không phải là cách đối đãi của một người quân tử.

Muốn biết một người có phúc hậu hay không, xem ba điểm này là rõ
Cảnh giới cao nhất của khôn khéo chính là phúc hậu. Người phúc hậu, có thể khống chế mình, rong ruổi tứ hải; có thể giống như biển, chứa cả trăm sông, lấy đức thu phục người.

13 cách giúp bạn vượt qua chán nản
Ai mà chẳng có lúc tâm trạng tự dưng đi xuống mức âm, lúc nào cũng thấy chán nản đi kèm hàng loạt tâm trạng tiêu cực khác. Lúc ấy, chẳng thiết tha làm gì. Cuộc sống xung quanh dường nhủ phủ toàn màu đen. Vậy phải làm gì để "xốc" tinh thần lên lại đây? Hãy thử 13 cách ...

Có thể bạn cần

19 bài học nhỏ để làm nên hạnh phúc lớn

19 bài học nhỏ để làm nên hạnh phúc lớn

Không nên quá quan trọng hoá một số người hoặc một số việc, hãy để tất cả thuận theo tự nhiên. Thế giới này vốn không công bằng mà, quá quan trọng một việc gì đó sẽ đánh mất giá trị của bản thân.

Liên kết logo

Bàn phím trong mơ