1. Đừng bao giờ nhận công lao của người khác
2. Đừng cố đỗ lỗi cho người khác
3. Đừng bịa đặt và thêu dệt chuyện để chống lại những người đang cạnh tranh với mình
Trong cạnh tranh bạn có thể dùng những biện pháp quyết liệt để “loại”
đối thủ nhưng biện pháp đó phải trung thực, hợp pháp và hợp tình. Nên
nhớ rằng khi bạn dùng "thủ đoạn" để loại đối thủ thì cũng sẽ có ngày ai đó dùng “thủ đoạn” để hạ bệ bạn.
4. Đừng tỏ ra quá thân thiết với sếp
Lúc đầu bạn thấy có vẻ việc kết thân này đem lại cho bạn nhiều thuận lợi, nhưng về sau bạn sẽ thấy nó đem lại nhiều phiền toái hơn là ích lợi. Đừng để
tình cảm xen lẫn vào công vịêc. Nếu bạn nhìn thấy ai đó đã từng được thăng tiến vì tình riêng, đừng
dại gì
học theo họ. Đó là sự thăng tiến không bền, một lúc nào đó bạn sẽ nhìn thấy người đó bị “sa cơ” cũng vì tình riêng.
5. Đừng để mình rơi vào những rối rắm của những mối tình nơi công sở
Đó là những tảng băng trôi huỷ hoại
con đường thăng tiến của bạn bất cứ lúc nào. Bạn sẽ là
tâm điểm của những “búa rìu”
dư luận,
hay những lời đơm đặt chẳng hay
ho gì.
6. Đừng ngại công khai cho sếp và đồng nghiệp biết khả năng và trình độ của bạn
Tự tin với
năng lực bản thân cũng khiến sếp và những người trong cơ quan đánh giá cao năng lực của bạn.
7. Đừng ngại kèm cặp và nâng đỡ “đàn em” và những nhân viên mới
8. Đừng ngại làm thêm giờ nếu cần
Hãy
làm việc bằng lòng nhiệt tình và
tinh thần trách nhiệm cao. Khi công việc quá nhiều, đừng ngại phải ở lại cơ quan làm thêm giờ hoặc giải quyết công việc ở nhà. Đừng vội đòi hỏi công lao trong
việc làm thêm này cho đến khi nào năng lực của bạn được sếp công nhận.
9. Đừng chơi hay làm những việc vô bổ khi cơ quan có thời gian rảnh
Hãy tận dụng thời gian này để
học tập, nâng cao
kiến thức bản thân. Sếp sẽ rất hài lòng nếu như trong lúc rảnh bạn thường xuyên bổ túc kiến thức chuyên môn,
ngoại ngữ...
10. Đừng tỏ ra kiêu ngạo khi bạn được đánh giá cao hay đề bạt