Thị trường hiện nay đang nhắm vào đối tượng những
người trẻ phát triển nhanh chóng về số lượng và có tầm ảnh hưởng mạnh, đó là những
bạn trẻ thế hệ Z. Đã có nhiều
nghiên cứu khác nhau về độ tuổi chính xác của thế hệ Z, nhưng hầu hết đều thống nhất thế hệ này là những người sinh ra sau năm 1990.
Theo một nghiên cứu của Sparks & Honey, một
công ty marketing có trụ sở tại New York, 60% những người thuộc thế hệ Z mong muốn mình
có thể góp phần thay đổi thế giới, trong khi đó
thế hệ Y (thường chỉ những người sinh ra trong giai đoạn 1980 – 2000) chỉ có 39%. Cứ bốn người thế hệ Z thì có một người tham gia các hoạt động
tình nguyện.
2. Không quan trọng bằng cấp:
Có thêm các bằng
đại học, cao đẳng không mấy quan trọng đối với họ. 64% những người thuộc thế hệ Z nghĩ tới việc lấy bằng đại
học, cao đẳng, trong khi đó ở thế hệ Y là 71%.
Theo một nghiên cứu của hãng tư vấn Millennial Branding, thế hệ Z có thiên hướng tự mình kinh doanh nhiều hơn thế hệ Y. 72%
học sinh trung học muốn
khởi nghiệp trong
tương lai và 61% thích làm “
sếp” hơn làm “lính” sau khi họ
tốt nghiệp đại học, cao đẳng.
4. Phụ thuộc kỹ thuật số:
Theo một báo cáo của báo Sparks & Honey, thế hệ Z quá phụ thuộc vào kỹ thuật số. Thế hệ Z
làm nhiều việc cùng lúc thông qua
tương tác với ít nhất năm thiết bị
công nghệ mỗi ngày. Họ cũng dành 41%
thời gian của mình
cho máy tính và các thiết bị
di động, so với tỷ lệ 22% của thế hệ 10 năm về trước. Các
nhà nghiên cứu cho rằng: “Họ cảm thấy bị lạc lõng nhiều hơn thế hệ Y, vì vậy việc
kết nối tinh thần là rất quan trọng”.
Dù thích kết nối với mọi người, họ lại thích làm việc độc lập hơn là
làm theo nhóm. Dan Schawbel, nhà sáng lập Millennial Branding, nói với tạp chí
Business Insider rằng: “Trong khi thế hệ Y tìm người tư vấn, thế hệ Z thích tự thân
vận động hơn”.
6. Thích nấu ăn:
Theo một nghiên cứu của công ty nghiên cứu thị trường NPD, họ thích
nấu ăn ở nhà hơn là ăn
thực phẩm chế biến sẵn như
ngũ cốc. Họ không phải là fan của lò vi sóng, họ thích dùng bếp, lò nướng hơn. Trong năm năm tới, dự đoán lượng tiêu thụ salad tăng cao nhất trong thế hệ Z, tiếp đó mới tới
bánh sandwich và bữa
ăn sáng với những món
đơn giản như trứng và bánh pancake.
Theo một nghiên cứu mới nhất về thanh thiếu niên của Piper Jaffray, thế hệ Z
chi tiêu nhiều vào việc ăn uống hơn bất cứ thứ gì khác và món
yêu thích của họ là Starbucks. Nike là
thương hiệu quần áo, giày dép họ yêu thích nhất, tiếp đến mới tới Forever 21, Action Sports, American Eagle và Polo Ralph Lauren. (câu này thuần nói về câu chuyện tại Mỹ, có thể bỏ đi).
Họ ít chủ động hơn. Theo báo cáo của Sparks & Honey, 66%
trẻ em từ 6 đến 11 tuổi cho biết trò chơi vi tính là nguồn
giải trí chính của chúng. Ngoài ra, số trẻ em
béo phì đã tăng gấp
ba lần từ năm 1971 đến năm 2010.
9. Không chuộng thương hiệu:
Họ không chuộng một thương hiệu nhất định. Theo công ty marketing Martin-Wilbourne Partners: “Đối với thế hệ Z,
sản phẩm quan trọng hơn thương hiệu và những “
thượng đế” này có thể dễ dàng
từ bỏ một thương hiệu để có
được chất lượng cao hơn”.
Thế hệ Z gần gũi với gia đình. Schawbel cho biết: “
Cha mẹ giành
quyền kiểm soát đối với nhiều
quyết định của thế hệ Z. Sự ảnh hưởng của
cha mẹ rất lớn và trên mọi phương diện
cuộc sống của họ”. Nhiều người trong số họ đang
sống trong những gia đình đa thế hệ.