1. Làm gì khi bị lạc?
- Dặn
trẻ dừng ngay tại điểm mình bị lạc.
Lúc mình
được 4 tuổi, bố
hay dẫn mình đi
ăn quà vặt, đi chơi vào mỗi sáng chủ nhật. Có lần, mình bị lạc ngay ở đoạn trước cổng chợ.
Người qua lại đông kinh khủng, mình hoàn toàn
mất phương hướng vì mình bé tẹo, lọt thỏm giữa rừng người, nhưng mình
nhớ lời ông dặn là khi bị lạc thì luôn đứng yên ở chỗ bị lạc, không được tự ý đi lang thang. Mình đang mếu máo thì ông quay ngược lại và tìm thấy mình. Điều này, mình đã nhắc lại với các
con.
- Nếu tìm
sự giúp đỡ thì đối tượng
có thể tin tưởng là những người mặc đồng phục như cảnh sát,
nhân viên an ninh, nhân viên của địa điểm mình đang bị lạc (như siêu thị, khu
vui chơi...).
Một lần,
nhà mình chờ chuyển tiếp ở một sân bay, thời quan quá lâu nên việc để mắt liên tục đến chúng trở nên rất
mệt mỏi, loáng một cái con biến mất khỏi tầm mắt. Hắn đã biết túm lấy một cô mặc đồng phục, nhân viên trong sân bay để được họ lên loa thông báo
cho bố mẹ tới nhận.
Khi cho con đi chơi ở những khu vui chơi quá rộng, người đông, khó tìm được nhau, giống như Disney Land chẳng hạn, bố
mẹ nên bỏ vào túi con một chiếc còi đồ chơi để chúng có thể thổi khi lạc bố mẹ hoặc rơi vào tình huống bị làm cho
sợ hãi.
2. Dạy chúng cách xem bản đồ.
3. Dạy chúng bơi.
4. Dạy chúng cách sơ cứu như rửa vết thương, khử trùng vết thương, dán băng y tế đơn giản...
5. Ở nhà một mình.
6. Khi bố mẹ gặp sự cố như bất tỉnh, tai nạn.
Ở tủ lạnh, mình luôn treo một list số điện thoại quan trọng như
xe cấp cứu, cứu hỏa, cảnh sát...
Dạy trẻ cách gọi điện tới số gọi cấp cứu khi cần, nếu dùng
điện thoại di động thì để loa để vừa nói được, vừa có thể
giúp đỡ bố/mẹ, người đang ở trong trạng thái bị thương chẳng hạn.
7. Xác định thực phẩm nào ăn được trong trường hợp cần sống sót.
Không phải đi đâu xa, thiết thực nhất là ngay tại trong nhà, nhiều trẻ ở thành phố hoàn toàn lúng túng khi bị
đói lúc chỉ có một mình.
Trước đây có trường hợp một bé tuổi mẫu giáo đã
sống sót khi bị bỏ
quên trong nhà nhiều ngày nhờ biết tự mở tủ lạnh, lôi tất cả những thứ có thể ăn được như trứng sống ra ăn.
Trẻ em ở phố hầu hết ít để ý tới điều này. Thậm chí, tụi trẻ như con mình, sinh ra ở Thụy Sĩ, từ bé tới giờ chỉ
uống nước chai Evian, còn không có
thói quen uống nước ở vòi hay đun nước máy sôi lên để uống.
Vì thế, rất thường xuyên mình phải nhắc chúng
đừng quên là nếu có lúc nào nhà hết nước chai. Các con phải biết là nước vòi dùng được hoặc tìm kiếm ở những nguồn khác trong trường hợp đặc biệt, như mở ấm nước điện vẫn đang còn nước, dùng đá trong tủ lạnh làm tan chảy, để ý các loại
đồ ăn khô có thể ăn được có trong các hộc tủ, đồ ăn sống trong tủ lạnh...
Dạy chúng xác định thực phẩm trông như thế nào là đã hỏng, mốc, không còn có thể ăn được (trong sinh hoạt hàng ngày).
Nếu ai sống ở
môi trường có đất đai, gần
thiên nhiên thì dạy con cách nhận diện, xác định nguồn thực phẩm từ cây
quả, thảo dược.
8. Dạy chúng về các thao tác thoát hiểm
Như khi có
hỏa hoạn, có động đất, trong trường hợp nguy cập nhất, phải lánh nạn thì
cố gắng nhặt theo thứ cần kíp nhất, như điện thoại, chai nước (đồ ăn, đèn pin, nếu có thể), vật dụng nào gây tiếng ồn như còi (đồ chơi
bình thường bố mẹ vẫn rất
ghét ý lại rất có ích trong nhiều trường hợp đấy nhé).
9. Dạy chúng cách đi đường một mình an toàn
Vì thế, dặn chúng nhận diện phương tiện như biển số xe, tên
công ty xe, những tòa nhà hay biển hiệu quan trong trên
con đường lạ chúng đi qua là rất cần thiết, ngoài ra, chúng cần mang theo điện thoại và đảm bảo là không được chơi games đến vạch pin cuối cùng.
Khi về
Việt Nam, mình dặn chúng ở trường hợp bị lạc mà không có điện thoại trên người, không
vội vàng túm lấy người lạ để xin giúp đỡ, nên
bình tĩnh quan sát và đi vào một nhà hàng, cửa hiệu nào nhìn đàng hoàng, có vẻ
tin cậy được nhất,
ngồi đó và gọi nhờ điện thoại ở
lễ tân cho người nhà.
Đối với trẻ nhỏ tuổi như chúng, dạy
tự vệ không quan trọng bằng việc phòng tránh mối
nguy hiểm, vì chúng quá nhỏ, nếu gặp kẻ gian là
người lớn thì chúng khó mà chống cự được, vì vậy cần :
- Dặn con cố gắng tránh đi vào
toilet ở nơi công cộng một mình, nếu có
bạn đi cùng thì cũng không la cà lâu ở bên trong. Nếu có anh, chị, em thì luôn đi với nhau, trông chừng nhau ở những nơi thế này.
- Dạy trẻ không nhận bất cứ món đồ ăn nào từ người lạ, không
nói chuyện. Ở trường, ngoài
giáo viên ra, con không được tiếp nhận và tin vào bất cứ một thông tin gì khác lạ so với thường ngày mà không tự miệng bố mẹ dặn dò.
- Trường hợp bỗng bị kẻ nào lôi đi mà
không thể bỏ chạy được vì bị túm giữ thì kháng cự bằng cách đu chặt lấy chân kẻ gian, cố gắng nằm xoài ra đất, dùng sức nặng của
cơ thể mình víu xuống và kêu gào hết sức có thể, để
cản trở việc kẻ gian
di chuyển (như lôi vào xe).
10. Nếu có điều kiện thì tiếp đến, mới dạy chúng những kỹ năng khác, ít khẩn cấp hơn như nhóm lửa, cách làm chín thực phẩm một cách đơn giản.
Con cần biết mở nắp hộp đồ ăn (ở nước ngoài), cách dùng tấm khăn, vải để lọc nước bẩn và đun chín ở trường hợp bị khát ở nơi không có nước sạch, cách dựng lều hoặc che phủ kín toàn thân để
ngủ mà không bị muỗi...
Bố mẹ cũng có rất nhiều điều phải học để bảo vệ con mình trước khi dạy con mình những kỹ năng sống sót cần thiết đấy.
Một
ví dụ nhỏ thế này. Mình nhớ đã từng xem phóng sự về một vụ
trẻ con bị
bắt cóc ở một khu vui chơi. Kẻ bắt cóc đã nhanh tay thay đồ cho đứa trẻ.
Nhân viên an ninh của khu vui chơi đã được huấn luyện cho những
công việc này nên họ đã chặn tất cả các cửa và dặn
cha mẹ đứa trẻ là phải chú ý tới đôi giầy của mỗi đứa trẻ để nhận diện con chứ đừng nhìn lướt qua quần áo, vì kẻ bắt cóc thường chỉ kịp thay quần áo chứ ít chú ý tới giầy dép. Thật là một kinh nghiệm hữu ích.