Trong cuốn 20 giờ đầu tiên (Cách học nhanh bất cứ thứ gì), Josh Kaufman đưa ra cách tiếp cận mang tính hệ thống đối với vấn đề học kỹ năng mới. Theo tác giả, dù là bạn muốn học
ngoại ngữ, viết tiểu thuyết, vẽ chân dung,
khởi nghiệp hay lái máy bay, điều trước tiên bạn cần làm là vượt qua "rào cản thất vọng" - giai đoạn mà bạn không thạo kỹ năng đó và đau đớn nhận ra sự thật đó.
Kaufman cho biết: "Theo kinh nghiệm của tôi, sẽ mất khoảng 20 giờ thực hành để phá vỡ rào cản thất vọng, để đi từ mức hoàn toàn không biết gì về việc bạn đang cố gắng làm tới mức có thể làm tốt việc đó một cách đáng ngạc nhiên".
20 giờ đầu tiên cụ thể hóa quá trình học thành các bước đơn giản và hiệu quả, với những dẫn chứng minh họa xuất phát từ thực tế. Nhiều nguyên tắc trong số này đối với bạn là bình thường và ổn. Hãy nhớ: Chỉ biết những nguyên tắc này thôi chưa đủ. Bạn cần phải thực sự sử dụng chúng.
1. Chọn một dự án đáng yêu
Karl Poper là một trong những triết gia vĩ đại nhất thế kỷ XX. Popper nói rất nhiều điều thong thái. Một trong những câu nói thông thái nhất của ông là: “Điều tuyệt vời nhất có thể xảy đến với con người là tìm thấy vấn đề, “phải long” vấn đề đó và sống chỉ để cố gắng giải quyết vấn đề đó, trừ khi có một vấn đề khác còn đáng yêu hơn xuất hiện”.
Nếu bạn muốn có một công thức sống thỏa mãn, hiệu quả, thì bạn không được đi ngược với câu nói đó.
Tiếp thu kỹ năng nhanh đòi hỏi phải chọn được một vấn đề hoặc một dự án đáng yêu. Bạn càng hứng khởi với kỹ năng muốn học bao nhiêu thì bạn càng nhanh học được kỹ năng đó bấy nhiêu.
2. Tập trung năng lượng vào chỉ một kỹ năng
Một trong những sai lầm dể mắc nhất khi học kỹ năng mới là bạn cố gắng học quá nhiều kỹ năng cùng một lúc.
Nếu bạn chỉ có một hoặc hai tiếng mỗi ngày để rèn luyện và học hỏi, và bạn dung khoảng
thời gian và năng lượng đó cho 20 kỹ năng khác nhau thì chắc chắn không có kỹ năng nào được nhận đủ thời gian và năng lượng để đạt được tiến bộ đáng kể.
Tập trung vào chỉ một kỹ năng quan trọng là việc vô cùng cần thiết đối với việc học kỹ năng nhanh. Bạn không vĩnh viễn từ bỏ những kỹ năng khác, chỉ là bạn để dành chúng cho sau này mà thôi.
3. Xác định mức độ thành thạo mà bạn mong muốn
Mức độ thành thạo mong muốn là một cụm từ đơn giản, khẳng định việc bạn muốn thành thạo kỹ năng đó ở mức độ nào. Mức độ thành thạo mong muốn càng chi tiết, cụ thể bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu.
Cách xác định mức độ thành thạo mong muốn phụ thuộc vào nguyên nhân ban đầu bọn chọn học kỹ năng đó.
Về mặt nguyên tắc, mức độ thành thạo mục tiêu càng thoải mái, bạn càng nhanh chóng học được kỹ năng đó. Có thể coi đó là một tiểu xảo: Bạn hạ thấp rào cản để có thể “thắng” nhanh hơn.
Khi bạn đã đạt được mức độ thành thạo mong muốn ban đầu, bạn vẫn có thể chọn tiếp tục nếu muốn.
Hãy nhớ, trình độ bậc thầy thế giới không phải là mục tiêu cuối cùng của việc học kỹ năng nhanh. Chúng ta đang nhắm tời khả năng tiếp thu và hiệu quả với tốc độ lớn nhất, chứ không phải nhắm tới sự hoàn hảo.
4. Phân chia kỹ năng thành những kỹ năng nhỏ
Hầu hết những việc mà chúng ta cho là kỹ năng thực ra đều là một nhóm những kỹ năng nhỏ hơn. Một khi đã xác định được một kỹ năng để tập trung, bước tiếp theo là phá vỡ nó – chia nó thành những phần nhỏ nhất có thể.
Việc chia nhỏ một kỹ năng cũng giúp bạn tránh được cảm giác quá tải.
Việc chia nhỏ kỹ năng trước khi bắt đầu cũng giúp bạn xác định những phần kỹ năng không quan trọng đối với người mới bắt đầu luyện tập.
5. Tìm được những công cụ then chốt
Hầu hết các kỹ năng đều có những điều kiện tiên quyết để luyện tập và thực hành. Chẳng hạn, thật khó để chơi quần vợt nếu bạn không có vợt.
Dành một chút thời gian để xác định những công cụ cần thiết trước khi bắt đầu luyện tập sẽ giúp bạn
tiết kiệm được thời gian. Bằng cách đảm bảo có những nguồn lực cần thiết trước khi bắt đầu, bạn cụ thể tối đa hóa thời gian luyện tập của mình.
6. Loại bỏ những rào cản
Có nhiều thứ có thể khiến cho việc học bất kỳ kỹ năng nào trở nên khó khan. Chẳng hạn:
- Nỗ lực luyện tập trước: Sử dụng công cụ không đúng chỗ, không tìm được đúng công cụ, bỏ qua việc xây dựng các điều kiện cần thiết.
- Sử dụng nguồn gián đoạn: Sử dụng thiết bị đi mượn hoặc phụ thuộc vào nguồn có thời gian vận hành hạn chế.
- Những điều gây xao lãng: Ti vi, điện thoại, email…
- Rào cản tâm lý: Sợ hãi, nghi ngờ, xấu hổ.
Dựa vào sức mạnh tinh thần để vượt qua những rào cản này là một chiến lược chắc chắn thất bại.
Bằng cách sắp xếp lại mọi trường của bạn để khiến cho việc bắt đầu luyện tập dễ dàng nhất có thể, bạn sẽ học được kỹ năng trong khoảng thời gian ít hơn rất nhiều.
7. Dành thời gian chuyên tâm luyện tập
Chưa có ai từng “tìm được” thời gian cho bất cứ việc gì, theo kiểu bất ngờ phát hiện ra ngân hang thời gian đặc biệt, giống như khi bạn tình cờ nhặt được 20 đô la trong túi áo khoác của mình vậy.
Nếu bạn chờ tìm được thời gian để làm việc gì đó, thì bạn sẽ không bao giờ làm được việc đó. Nếu bạn muốn tìm được thời gian, bạn cần phải tạo ra thời gian.
Cách tốt nhất để tạo ra thời gian học kỹ năng là xác định khoảng thời gian ít giá trị sử dụng, sau đó chọn cách loại bỏ chúng.
Tôi khuyến khích nên tạo ra ít nhất 90 phút để luyện tập mỗi ngày bằng cách cắt bỏ càng nhiều hoạt động ít giá trị càng tốt.
Tôi cũng khuyến khích ba5nne6n cam kết trước là sẽ hoàn thành ít nhất 20 tiếng luyện tập. Một khi đã bắt đầu, bạn cần tiếp tục luyện tập cho tới khi đạt tới mốc 20 giờ.
Nếu bạn không sẵn sàng đầu tư ít nhất 20 tiếng thì hãy chọn kỹ năng khác để học. Lý do: Giai đoạn đầu của quá trình học kỹ năng thường có cảm giác khó hơn so với độ khó thực sự của nó. Bạn thường bối rối, và sẽ vấp phải những vấn đề cùng rào cản không mong muốn.
Thay vì từ bỏ khi vấp phải khó khăn đơn giản nhất, việc cam kết trước sẽ dành 20 tiếng sẽ khiến cho việc kiên định với con đường đã chọn trở nên đơn giản hơn.
8. Tạo vòng phản hồi nhanh
“Phản hồi nhanh” nghĩa là nhận thong tin chính xác về cách bạn biểu hiện nhanh nhất có thể.
Thời gian nhận phản hồi chính xác càng chậm thì thời gian học kỹ năng càng lâu.
Hình thức phản hồi tốt nhất là gần như ngay lập tức.
Có rất nhiều nguồn phản hồi hữu ích. Huần luyện viên và người hướng dẫn có kinh nghiệm có thể cho bạn những phản hồi ngay lập tức về cách bạn đang biểu hiện và gợi ý cách điều chỉnh cần thiết.
Nhưng huấn luyện viên không phải là nguồn phản hồi nhanh duy nhất. Những thiết bị ghi hình như máy quay phim cũng có thể giúp bạn xem lại hình ảnh của mình khi thực hiện kỹ năng. Những công cụ như chương trình máy tính, thiết bị hỗ trợ đào tạo và các thiết bị khác có thể ngay lập tức chỉ cho bạn biết khi nào bạn mắc sai lầm hoặc có điều gì đó chưa thích hợp.
9. Luyện tập tính giờ
Bộ não của chúng ta được hình thành để học – để chú ý các kiểu mẫu, kích thích những hành động tiềm năng và xác định điều gì có thể xảy ra tiếp theo. Não bộ không phải được hình thành để ước lượng chính xác thời gian, kiểu phải mất bao lâu cho việc gì đó hoặc phải dành bao nhiêu thời gian để làm việc gì đó.
Trong giai đoạn đầu của quá trình luyện tập, rất dễ để đánh giá quá cao lượng thời gian bạn đã dành ra để luyện tập. Khi bạn không giỏi, thời gian dường như dài lê thê, và có vẻ như bạn đã luyện tập được m6o5t quãng thời gian lâu hơn so với thời gian thực tế.
Giải pháp cho việc này là luyện tập tính giờ. Hãy mua một thiết bị đếm ngược và hẹn giờ trong 20 phút.
Chỉ có một nguyên tắc là một khi bắt đầu tính giờ, bạn cần phải luyện tập cho đến khi hết giờ. Không có ngoại lệ.
10. Nhấn mạnh số lượng và tốc độ
Khi bắt đầu học một kỹ năng mới, bạn sẽ bị thôi thức phải tập trung vào việc luyện tập thật hoàn hảo. Đây chính là công thức tạo ra sự thất vọng.
Thay vì cố gắng trở nên hoàn hảo, hãy tập trung vào việc luyện tập càng nhanh càng tốt, trong khi vẫn duy trì được mức độ “đủ tốt”.
Phương pháp này có thực sự giúp bạn học kỹ năng nhanh hơn không? Nghiên cứu đã chỉ ra là hoàn toàn có thể.