5 triết lý kinh doanh của Henry Ford

19/04/2018   4.047  4/5 trong 4 lượt 
5 triết lý kinh doanh của Henry Ford
Bạn có đam mê? Bạn muốn đạt được thành công với đam mê mà mình đang ấp ủ? Hãy tham khảo 5 triết lý kinh doanh của Henry Ford dưới đây, chắc chắn sẽ giúp bạn khởi nghiệp một cách thuận lợi hơn.


1. Can đảm đi theo kiến thức và tầm nhìn của mình

 
Vào năm 33 tuổi, khi đang làm việc tại một công ty chế tạo máy thì chàng trai trẻ Henry Ford nhận được một lời đề nghị hấp dẫn. Theo đó, Ford đã được ông chủ của mình đề cử lên một vị trí cao hơn với điều kiện phải từ bỏ niềm đam mê cá nhân của mình. Nhưng ông sẵn sàng đặt cược vào niềm đam mê và tầm nhìn của mình chỉ để có một cơ hội thay đổi thế giới. Và như chúng ta thấy, Henry Ford đã làm được.
 

2. Không để ai khác quyết định kinh doanh
 

Vào năm 40 tuổi, ông nhận ra cần phải có quyền sở hữu công ty để toàn quyền kiểm soát, và ông dùng thu nhập có được từ bán hàng để tăng cổ phần của mình từ 25% lên 50% và sau đó lên 100%. Từ đó về sau, chính thành công của công ty đã minh chứng sự đúng đắn của việc không để người khác thay mình ra các quyết định kinh doanh của Henry Ford.
 

3. Bán nhiều sản phẩm với giá thấp hơn tốt hơn bán số lượng ít với giá cao
 

Cũng giống Sam Walton với chuỗi siêu thị Wal-Mart, Ford phát hiện ra rằng ông có thể kiếm được nhiều lãi hơn nhờ bán được nhiều sản phẩm với giá thấp hơn là bán số lượng ít với giá cao. “Nếu bạn bán được sản phẩm chất lượng cao với giá rẻ, bạn sẽ tìm thấy nhu cầu sản phẩm cao hơn đến mức có thể gọi là toàn cầu” Ford nói như thế.
 

4. Trả lương cao và công bằng với nhân viên
 

Kiếm được trung bình với giá 6 USD mỗi ngày (so với giá cả thị trường lúc bấy giờ thì 6 USD được xem là hấp dẫn) công nhân của Ford ít phải lo lắng hơn. Henry Ford tin rằng lương cao làm tăng sự ổn định của lực lượng lao động và giúp đỡ con người tập trung làm việc vì gia đình họ được hỗ trợ đầy đủ về vật chất.
 

5. Mục tiêu cao nhất không phải là lợi nhuận
 

Ford quan niệm rằng một công ty không phải chỉ là cỗ máy sản sinh ra tiền mà phải mang lại một điều gì đó để làm cho cuộc sống con người trở nên tốt hơn, nếu làm được điều này thì lợi nhuận tự nhiên sẽ đến.

Quảng cáo

Tổng hợp

Người đăng

Nguyễn Thị Hồng Đào

Nguyễn Thị Hồng Đào


Là thành viên từ ngày: 18/04/2016, đã có 852 bài viết

Tài trợ

BÌNH LUẬN

Bạn cần đăng nhập để bình luận.
No Avatar

Chưa có bình luận nào cho bài này, tại sao bạn không là người đầu tiên nhỉ?

Bài viết khác

Lý thuyết 4 bếp lò: Sống là phải biết chấp nhận đánh đổi
Khi nghĩ về những vấn đề liên quan đến cân bằng giữa cuộc sống và công việc, ta có thể liên tưởng đến một thuật ngữ được biết đến với tên gọi Lý thuyết 4 bếp lò.

10 nguyên tắc sống đưa đến thành công
Keith Cameron Smith - tác giả cuốn The top 10 distinctions between winners and whiners (10 điều khác biệt nhất giữa kẻ thắng và người thua) - là một doanh nhân, diễn giả. Ông đã hướng dẫn những nguyên tắc thành công về tài chính cho hàng nghìn cá nhân và doanh nghiệp ...

Cảm giác yêu cũng giống như chờ xe buýt, lên hay không lên là do bạn lựa chọn
Sau tất cả, khi bạn đứng chờ xe buýt và quyết định lên một chiếc xe, tức là bạn chấp nhận cho nó một cơ hội, và mọi việc bây giờ hoàn toàn phụ thuộc vào bản thân bạn. Nếu bạn chưa có một quyết định cụ thể, thì hãy đi bộ.

Có thể bạn cần

Văn hóa đóng cửa sau 3 giây

Văn hóa đóng cửa sau 3 giây

Có bao giờ bạn tự hỏi, sau tiếng sập cửa vô tình, người vừa đi khỏi nhà bạn sẽ có cảm thụ thế nào không? Có lẽ nhiều người đã từng ở trong tình huống này, và đều cảm thấy không được tôn trọng…

Liên kết logo

Bàn phím trong mơ