8 tiêu chuẩn của một người tốt

11/05/2016   7.366  3.53/5 trong 14 lượt 
8 tiêu chuẩn của một người tốt
Con người sống nên lựa chọn làm một người tốt, vì đó mới là bản chất thật của sinh mệnh. Để biết mình có là người tốt hay chưa, 8 điều dưới đây sẽ là tiêu chuẩn giúp bạn đối chiếu.


1. Phúc hậu

 
Cổ nhân có câu: “Hậu đức tải vật”, có nghĩa là con người nếu có đức hạnh, thì không việc gì là không thể gánh vác được. Ngược lại, người không có nhiều đức thì không thể gánh vác được công việc to lớn. Câu danh ngôn này khuyên răn chúng ta rằng, phải vui vẻ khi chịu thiệt thòi, nghĩ cho người khác nhiều hơn, thì mới có thể đạt được thành công trong sự nghiệp. Đồng thời, đức nhiều là phúc, làm người phải hiền hậu, thì mới có được sự tôn trọng của người khác.
 

2. Lương thiện

 
Lương thiện là một yếu tố quan trọng của người có nhân phẩm tốt. Một người luôn mang trong mình trái tim từ bi, mới có thể khiến người khác kính trọng. Cần phải giữ thiện tâm, làm nhiều việc thiện thì mới có thể trở thành một con người đường đường chính chính.
 

3. Giữ chữ tín

 
Một người nếu như không có lòng tin, thì việc gì cũng không thể làm tốt. Sự giao tiếp giữa người với người, điều quan trọng là phải có được sự tin tưởng. Cổ nhân coi việc giữ chữ tín là một phẩm hạnh rất quan trọng của con người, đã hứa thì nhất định phải thực hiện, đã làm thì nhất định phải làm đến cùng. Ở trong xã hội này nếu không coi trọng chữ tín, thì khẳng định là không ai muốn giao tiếp với bạn, càng không thể đạt được sự tin tưởng của người khác.
 

4. Khoan dung

 
Người ta thường nói rằng, khoang dung chính là vĩ đại. Con người phải có tấm lòng khoan dung, có thể chấp nhận những việc khó chấp nhận nhất. Chúng ta phải học được cách khoan dung với những người không có cùng quan điểm, đặc biệt là những người có mâu thuẫn với chúng ta. Khoan dung với người khác, trên thực tế là cởi trói cho tâm hồn mình, nếu không thì chỉ mang đến áp lực tinh thần cho bản thân, người bị thiệt thòi sẽ là chính mình. Phải thừa nhận rằng giữa người với người có rất nhiều sự khác biệt, hãy nhìn vào những ưu điểm của người ta, khoan dung với những khiếm khuyết của họ.
 

5. Thành thật

 
Thành thật là điều cơ bản để làm người, thành thật là một đức tính tốt. Người không thành thật, không ai muốn tiếp xúc. Muốn gánh vác trách nhiệm to lớn thì trước hết phải là người thành thật. Làm người phải chân thật thì mới có được sự tôn trọng của người khác, thì mới có thể đứng vững trong xã hội. Chúng ta khi đối đãi với công việc cũng như vậy, cho dù là việc báo cáo, phản ánh sự việc, hay công việc gì đi chăng nữa, cũng đều phải thực sự cầu thị, tuyệt đối không được gian lận, thất tín với người.
 

6. Khiêm tốn

 
Khiêm tốn là một đức tính quan trọng tạo nên nhân cách con người. Cho dù trong hoàn cảnh nào đi chăng nữa, hãy hạ thấp mình một chút, đợi chờ là việc tốt. Một mặt có lợi cho sự phát triển của bản thân, mặt khác nó sẽ có lợi khi hợp tác với mọi người. Cổ nhân thường nói: “Cho dù làm hạng người gì, thì cũng không được nịnh nọt, tham tiền tham của. Cho dù là làm công việc gì, thì cũng không được nhất thời, qua quýt”. Làm bất kể việc gì, không nên cho rằng bản thân mình là người tài giỏi, là người không thể thiếu, như thế không tốt, dễ dẫn đến sự chán ghét của người đời. Người khiêm tốn thì ai ai cũng yêu mến.
 

7. Chính trực

 
Một người không nhất thiết phải trở thành người vĩ đại, nhưng hoàn toàn có thể làm một con người chính trực. Một người chính trực, thì trước hết phải làm việc theo lương tâm. Làm việc gì cũng xuất phát từ lương tâm, đó mới được gọi là cao thượng. Con người cũng nên có quan niệm đúng sai rõ ràng, gặp phải vấn đề đều phải có kiến giải của bản thân. Phải kiên trì theo chân lý, không thể vì quan hệ tốt mà sai lại nói thành đúng, cũng không thể vì quan hệ không tốt mà đúng lại nói thành sai.
 

8. Kiên trì

 
Làm việc gì đều phải có sự quyết tâm, bền lòng và nhẫn nại, phải có tinh thần làm việc đến cùng, đây là mấu chốt của sự thành công, nếu không thì chỉ là kẻ vô tích sự. Người xưa thường nói “nước chảy đá mòn, mài sắt thành kim”, chính là muốn nói nên đạo lý đó. Danh tướng Phùng Ngọc Tường từng nói: “Trên thế giới có thể làm việc đại sự thì đều là kẻ ngốc”, vì những người này một khi xác định được mục tiêu, sẽ tiến thẳng về phía trước, vì thế mới có thể thành công. Ngược lại, có người được cho là thông minh, do não bộ hoạt động linh hoạt, làm việc thường nhìn trái nhìn phải, nghĩ Đông nghĩ Tây, kết quả là không đạt được việc gì.
 
Con người trong thế gian đều nên hội tụ 8 yếu tố này, chỉ có không ngừng tu dưỡng bản thân, thì con người mới có thể đạt đến cảnh giới tối cao.

Quảng cáo

Theo bestie

Người đăng

Bảo Mi

Bảo Mi

Chia sẻ là cách tốt nhất để học và làm cuộc sống tốt đẹp hơn.


Là thành viên từ ngày: 26/07/2015, đã có 1.689 bài viết

Tài trợ

BÌNH LUẬN

Bạn cần đăng nhập để bình luận.
No Avatar

Chưa có bình luận nào cho bài này, tại sao bạn không là người đầu tiên nhỉ?

Bài viết khác

Người lương thiện khác với kẻ ác ở chỗ biết hổ thẹn
Người biết hổ thẹn thì có thể kiềm chế được cái tâm của mình, cảnh tỉnh bản thân để không phạm phải những sai lầm đáng tiếc.

Yếu thế đúng lúc chính là cảnh giới cao của trí tuệ nhân sinh
Đa số mọi người đều thích kẻ tài trí, không chịu khuất phục. Nhưng làm người không thể cứ mãi mạnh mẽ, nếu không rất dễ gây ra tác dụng ngược. Nếu chúng ta biết cách “yếu thế” đúng lúc, điều đó không thể hiện tính cách mềm yếu, ngược lại là một loại trí tuệ rộng lượng.

8 phẩm chất phải thấm nhuần nếu muốn sống ung dung
Bôn ba cuộc sống đã rất nhiều, nhưng đời đôi khi đơn giản chỉ là 8 phẩm chất này. Càng rèn luyện được sớm, bạn sẽ càng sớm có một cuộc sống an yên.

Có thể bạn cần

Lời cha dặn

Lời cha dặn

Giữa bộn bề cuộc sống, lời cha dặn về triết lý "con người sống để yêu thương" khiến người ta giật mình.

Liên kết logo

Bàn phím trong mơ