Con người ai cũng có bản ngã, từ đó hình thành nên cái tôi. Nó mang tính chất cá nhân, vì vậy mỗi con người là một
thế giới. Cái Tôi cũng có hai mặt giống như một tấm huy chương, con người liên đới và
sống với nhau cũng thể hiện theo khuynh hướng hai mặt trái và phải. Nên chúng ta phải chịu
trách nhiệm về
suy nghĩ và
hành vi của mình, hay dở,
tốt xấu, chứ không phải là chuyện ngẫu nhiên mà có.
Theo đúng
nghĩa của nó, Cái Tôi không có gì là xấu, miễn sao mỗi người
biết điều chỉnh nó
cho phù hợp với những thứ có liên quan đến
cuộc sống của mình. Cái Tôi không những tốt mà còn rất tốt. Nó là
nguyên nhân và cũng là lý
do cho sự
tồn tại của mỗi con người. Nếu không có nó, không những
bạn mà ngay cả chúng ta sẽ rơi vào sự
hoang mang trong suốt cuộc
hành trình đi tìm bản thân mình.
Tuy nhiên, chúng ta thường nghe đến
cụm từ “Cái Tôi cao” với những cái lắc đầu rất hay gặp: “Cái tôi của nó quá lớn!”. Người có Cái Tôi quá lớn sẽ tự nghĩ mình là số 1, không ai quan trọng hơn mình, xem thường người khác, dần dần trở nên "láo" , hống hách, không còn biết
quan tâm đến
giá trị của ai bên cạnh.
Cái tôi cao
Nhưng chúng ta thường không nhận ra được “Cái Tôi cao” ở bản thân mình. Bởi:
- Chúng ta chỉ nhìn thấy những cái mình có mà không biết đến những gì mình chưa có. Nói cách khác là tự
thỏa mãn với
chính mình.
- Chúng ta luôn nhìn thấy kết
quả mọi thứ mình làm tốt
hơn người khác, không ai bằng mình.
- Chúng ta luôn nhìn thấy mọi thứ của mình là tốt nhất, và không ai có những thứ ấy tốt hơn mình.
- Chúng ta không sẵn sàng
chấp nhận (đón nhận) sự
thay đổi, ngay cả khi biết nó đúng.
- Chúng ta không sẵn sàng
nghiên cứu,
học hỏi. Sự học hỏi ở đây, không chỉ là học hỏi
kiến thức có liên quan đến
công việc chuyên môn, mà là nhìn và học hỏi ở những người xung quanh, với những điều bản thân mình chưa có, không có.
- Một người leo lên nấc thang
danh vọng,
địa vị càng cao, thì cái tôi mà họ vác trên vai dường như càng nặng. Vì thế nếu khi một người
bình thường đón nhận sự
bất đồng về ý
kiến của người khác một cách
cởi mở, thì các “
sếp”
có thể xem đó là “không thể chấp nhận được”. Chính cái tôi quá lớn đã giam cầm một số người trong
nhà tù của sự
tự mãn và
kiêu căng của chính mình. Mà đã là tù nhân thì làm sao có
hạnh phúc?
Người có “cái tôi” quá lớn, là người luôn xem mình là nhất, không
chịu thua kém bất cứ ai, bất cứ việc gì, xem thường suy nghĩ,
lời nói của người khác, không cần biết điều mình làm đúng hay sai, tốt hay xấu, cứ
tự hào một cách vô ý thức,… Chính “cái tôi” đó sẽ biến họ thành người láo toét, hống hách, coi khinh người khác,…Không biết những người có “cái tôi” quá lớn, có bao giờ họ nhìn lại để thấy bản thân mình như thế nào hay không?
Và có một điều rất quan trọng trong “Cái Tôi cao”, đó là chúng ta coi trọng
giá trị bản thân mình hơn giá trị của người khác. Bạn nghĩ rằng, khi bạn
ăn mặc
lịch sự, bước vào những nhà hàng
sang trọng,
làm việc trong một
công ty danh tiếng, chuyên
nghiệp, là bạn “hơn” một người nào đó, làm công việc chân tay, là “cu li”, bốc vác ở vỉa hè? Nếu có suy nghĩ vậy, tất cả mọi thứ bạn đang có đều là vô giá trị. Bởi, mỗi con người ở cuộc sống này, đều có một vị
trí để sống. Vị trí nào cũng cần thiết, quan trọng, có giá trị riêng. Còn mọi sự
so sánh đều là khập khiễng. Nếu như bạn chỉ nhìn thấy giá trị của bản thân mình mà không nhìn thấy được giá trị của những xung quanh, bạn sẽ không thể bước được bất cứ đâu.
Rồi cũng có một lúc nào đó, họ cũng thấy mình sai, cũng biết
ân hận,
hối tiếc,… nhưng chính những điều đó có đủ mạnh để giúp họ vượt qua “cái tôi” của chính con người họ hay không?. Cũng có khi nhìn lại dù chỉ là thoáng qua, họ thấy đôi khi họ có “quá đáng” nhưng cho rằng cái mình nghĩ, mình nói ra là đúng và mình cũng không có ý hại ai; rồi họ vẫn sống với “cái tôi” to lớn của họ,..
Hãy làm sao để
tâm trí ta được lặng yên. Chỉ nghĩ về mình khi nào cần giải quyết cái gì có tính thực tiễn của cuộc sống mà thôi.
Thiền là
phương pháp tốt nhất (meditetion) bạn sẽ
bình thản hơn, chú ý hơn và
bằng lòng hơn.
2. Đừng tìm cách bảo vệ cái tôi
Khi gặp
thất bại đừng…
chửi mắng mình, khi người khác thất bại, đặc biệt
người thân thì đừng công kích họ. Đừng
mất thì giờ và sức lực đi bảo vệ hình ảnh cái tôi của mình. Khi bạn thấy mình có vẽ muốn bảo vệ cái tôi dữ quá thì hãy
nhớ các hăm doạ cho cái tôi này thường không có thật, hãy
tập trung giải quyết các tình huống cụ thể bên ngoài thì tốt hơn.
3. Hãy từ bi với chính mình (self-compassion)
Khi gặp thất bại, thất chí ngã lòng, hãy từ bi với bản thân. Nếu bạn
đối xử với chính mình với lòng
tử tế và
kính trọng khi mọi chuyện nát bét ra hết, cái ngã (ego) của bạn sẽ không bị bão tố
cuộc đời vùi dập và vì thế bạn đâu cần phải bảo vệ nó!
Thật ra nếu bạn có
tưởng tượng ra
mục tiêu của đời mình là gì thì cũng ok, nhưng coi chừng, kiểu
cố gắng như thế để “biến tướng” cuộc đờì bạn theo ý mình chỉ tổ làm cho “cái tôi” của bạn thêm lớn lao và thêm… đáng
ghét… Cứ chạy theo “mục tiêu, đích nhắm” trong cuộc đơì có thể sẽ làm bạn thấy mục tiêu của cuộc đơì là phải hoàn tất cái gì đó trong
tương lai, khiến bạn sẽ
quên là cuộc đời duy nhất mà bạn đang có chính là cuộc đờì vào ngay lúc này, chứkhông phải của
quá khứ và tương lai. Hãy
nắm bắt cái
hiện tại (the power of now).
5. Đừng tin vào bất cứ cái gì bạn suy nghĩ
Cái
cảm nhận của bạn về chính bạn và về thế giới thường được tựa vào các cách thức rất
hẹp hòi vị kỷ của bản thân (cho nên mới có người cho là mình
xứng đáng lên
thiên đàng hơn
mẹ Teresa). Hãy luôn tự nhủ là bạn không phải lúc nào cũng nghĩ đúng về mình và về thế giới bên ngoài, cái đó các nhà
tâm lý học gọi là “ego-skepticism”, rất tốt cho hạnh phúc
dịu dàng của bạn.
Bởi vì chúng ta có cái ngã, nên chúng ta có thể
quyết định làm nhiều điều để cái ngã thôi không bao phủ
quyền lực độc
tài của nó lên cuộc đơì của chúng ta. Hãy làm sao “cái ngã” làm việc cho chúng ta, hơn là chống lại chúng ta.
Phá ngã chấp là bước đầu lên đường nếm mùi vị “không thể tưởng tượng” của hạnh phúc, ngay bây giờ, tại đây!
Các bạn ơi , đừng bao giờ để "cái tôi" cá nhân làm mình mất những người yêu ta và ta yêu, nó vô cùng quan trọng đó. “Cái tôi” cũng như mọi thứ khác , biết “sử dụng” hợp lí, điều chỉnh hợp lí và “dừng lại” đúng mức thì vô cùng có lợi.
Albert
Einstein từng nói rằng: "
Cái tôi và sự hiểu biết tỷ lệ nghịch với nhau. Hiểu biết càng nhiều, cái tôi càng bé. Hiểu biết càng ít, cái tôi càng to."