Chuyện chiếc bát gỗ

07/04/2015   6.049  4.38/5 trong 110 lượt 
Chuyện chiếc bát gỗ
Khi cha mẹ còn bên mình, bất kể họ có già yếu, lẩn thẩn thế nào, là phận làm con hãy luôn tôn trọng, chăm sóc và yêu thương họ.

Video Clip

Một cụ già gầy yếu dọn đến sống cùng con trai, con dâu và đứa cháu trai mới tròn 4 tuổi. Ông cụ hai tay run rẩy, mắt đã mờ, đôi chân loạng choạng.
 
Mỗi bữa, cả gia đình cùng nhau quây quần bên bàn ăn. Nhưng đôi bàn tay lẩy bẩy của ông cụ cùng đôi mắt kèm nhèm khiến cho việc ăn uống trở nên khó khăn. Những hạt đậu rớt từ thìa xuống sàn nhà. Khi ông cố với tay lấy chiếc cốc, sữa tràn ra, đổ lên khăn trải bàn.
 
Trước sự hỗn độn mà cụ già gây ra, người con trai và con dâu vô cùng bực dọc. Anh chồng bảo vợ: "Chúng ta phải làm gì đó về cha thôi. Tôi đã chán ngấy cảnh sữa đổ, ăn uống ồn ào và thức ăn trên sàn rồi."
 
Thế rồi, cặp vợ chồng bắt đầu đặt một chiếc bàn nhỏ trong góc nhà. Ông cụ phải ăn một mình ở đó, trong khi những người còn lại trong nhà thì quây quần bên bàn ăn.
 
Vì cụ già đã làm vỡ vài cái bát, thức ăn của ông được cho vào một chiếc bát gỗ. Thỉnh thoảng, khi cặp vợ chồng liếc nhìn cha mình cô quạnh ở góc phòng, họ nhìn thấy trong đôi mắt ông là nước mắt. Thế nhưng, những lời duy nhất mà họ nói với ông chỉ là trách móc nặng nề mỗi lần ông làm rơi muỗng hay đánh đổ thức ăn. Duy chỉ có đứa con 4 tuổi là quan sát mọi việc trong yên lặng.
 
Một buổi tối trước bữa ăn, người cha thấy con trai mình đang nghịch với mấy mảnh gỗ vụn trên sàn. Anh ngọt ngào hỏi: "Này con trai, con đang làm gì thế?" Cũng bằng giọng ngọt ngào, cậu bé trả lời: "Ồ, con đang làm một chiếc bát nhỏ để bố mẹ đựng thức ăn khi con lớn lên." Thế rồi, cậu bé cười và quay trở lại với công việc của mình.
 
Câu trả lời của đứa trẻ làm cặp vợ chồng sững sờ. Nước mắt bắt đầu tuôn rơi trên mặt họ. Mặc dù không nói nên lời, cả hai đều biết mình phải làm gì.
 
Tối hôm đó, người chồng cầm tay ông nội và nhẹ nhàng dẫn ông trở lại bàn ăn. Và từ đó, ông cụ luôn được dùng bữa với gia đình mình. Và bởi vì lý do nào đó, giờ đây, dù muỗng có rơi, sữa có trào, khăn trải bàn có dính bẩn, cả hai vợ chồng người con đều không để tâm nữa.
 

Bài học rút ra:

Gieo nhân nào, gặt quả nấy. Bất kể mối quan hệ giữa cha mẹ và bạn có thế nào, bạn sẽ vẫn rất nhớ khi họ không còn trong cuộc đời bạn nữa. Khi cha mẹ còn bên mình, hãy luôn tôn trọng, chăm sóc và yêu thương họ.
 
 

Quảng cáo

Lam Lan (theo Moral Stories)

Người đăng

Gõ Kiến

Gõ Kiến

Gõ Kiến chăm chỉ


Là thành viên từ ngày: 30/03/2014, đã có 289 bài viết

Tài trợ

BÌNH LUẬN

Bạn cần đăng nhập để bình luận.
No Avatar

Chưa có bình luận nào cho bài này, tại sao bạn không là người đầu tiên nhỉ?

Bài viết khác

2 điều Phật dạy cách hiếu thảo với cha mẹ tưởng dễ mà khó
Hiếu thuận với cha mẹ là nghiệp lành lớn nhất của đời người, là phúc báo mà Phật giáo khuyên nên làm nhất trên đời. Vậy, thế nào là hiếu thảo với cha mẹ? Có phải mang đồ ngon, đồ tốt tới cho cha mẹ đã là hiếu thảo?

Buông xuôi
Cứ đau là buông thì con đã bỏ lỡ những cái tốt đẹp sau đó rồi!

Mặt trời và mặt trăng, cái nào quan trọng hơn?
Khi bạn cảm ơn cuộc đời, cuộc đời sẽ ban thưởng cho bạn ánh nắng mặt trời rực rỡ. Bạn oán trách trời đất, khả năng cuối cùng chỉ có hai bàn tay trắng mà thôi

Có thể bạn cần

Kiểm soát được cái miệng của mình chính là một loại mỹ đức

Kiểm soát được cái miệng của mình chính là một loại mỹ đức

Cổ nhân thường nói: “Bệnh từ cái miệng mà vô, họa cũng từ cái miệng mà ra”, bởi vậy một người có trí tuệ chính là phải biết kiểm soát được cái miệng của mình, đó cũng là một đức tính tốt đẹp cần tu dưỡng.

Liên kết logo

Bàn phím trong mơ