Còn thanh xuân, còn trẻ, nên thử nhảy việc!

19/03/2018   2.740  4.5/5 trong 2 lượt 
Còn thanh xuân, còn trẻ, nên thử nhảy việc!
Xã hội thì luôn có người này người kia mà, còn với tôi, một người ưa thích những trải nghiệm và không ngại thử sức bản thân, thì tôi thấy, còn trẻ: nên nhảy việc.


Câu hỏi đầu tiên được đặt ra: Nhảy việc để làm gì?

 
Tại sao khi có được một công việc, mà có khi là rất khó để kiếm được trong bối cảnh việc làm khan hiếm như hiện giờ, thì lại phải bỏ nó? Tất nhiên là chẳng ai tự động bỏ việc cả, chúng ta chỉ nhảy việc khi mà cảm thấy bản thân không phù hợp với công việc này mà thôi. 
 
Nhảy việc để thay đổi và xa lánh những chán chường trong công việc, để nếm mùi của cuộc sống đa sắc, để xốc lại tinh thần hoặc tìm cơ hội mới. Nhảy việc là một sự mạo hiểm, nhưng nó cũng đổi lại được rất nhiều thứ đấy chứ. Hãy tìm ra một chữ ĐỂ thật là xứng đáng cho bản thân mình khi quyết định thay đổi công việc.
 

Vậy khi nào thì nhảy việc?

 
Như tôi đã nói ở trên, chúng ta không thể cứ hứng lên là nhảy việc được. Nhảy việc khi không còn gì để học hỏi và trải nghiệm từ cái cũ. Nếu như trong công việc, chúng ta không còn gì để sáng tạo và phát huy năng lực bản thân nữa, thì còn động lực nào để cố gắng? 
 
Tuy nhiên, làm bao lâu để nhận ra được điều đó, tôi nghĩ ít nhất cũng phải làm một năm cho một công việc trước khi rời đi. Làm sao bản thân lại biết là mình không còn gì để học hỏi ở đây nữa khi mới làm được có 2 hay 3 tháng? 
 
Ngoài ra cũng còn một lí do ngoại cảnh khác để nhảy việc, đó là yếu tố về đồng nghiệp hay sếp. Môi trường làm việc trong lành cũng khá quan trọng, phải không? Và còn một lựa chọn an toàn hơn khi nhảy việc, là khi đã tìm được một công việc mới, tôi cho rằng đó là một thời điểm quá hoàn hảo.
 

Quyết định nhảy việc xong, thì dự định của mình là đến đâu?

 
Biết là nhảy việc rồi, nhưng mà nhảy sang việc nào thì phù hợp? 
 
Theo tôi, hai lựa chọn phù hợp nhất là: nơi có cùng vị trí như nơi cũ nhưng khác lĩnh vực; và nơi có cùng lĩnh vực như cũ nhưng khác vị trí. Còn lại thì không nên. 
 
Nhảy việc đã là một lựa chọn mạo hiểm rồi, nên là phải cân nhắc cho mình một vị trí an toàn hơn ở công việc tiếp theo. Còn về môi trường làm việc, ở đâu thì cũng có người này người kia, nên đó chỉ là yếu tố ngoại cảnh thôi, đừng lấy tiêu chí này để quyết định việc đi hay ở.
 

Nhưng mà chúng ta không thể dành cả thanh xuân để nhảy việc được đúng không, vậy khi nào thì dừng lại?

 
Không thể làm một năm ở đây rồi nghỉ, tiếp một năm ở kia lại nhảy việc. Bạn nên biết điểm dừng của bản thân, khi nhận ra đi đâu cũng vậy. Cá nhân tôi nhận thấy thì chỉ nên dành hai năm để trải nghiệm bản thân với những công việc mới thôi. 
 
Tuổi trẻ của chúng ta ngắn lắm, làm sao mà lông bông mãi được. Còn nếu làm ở đâu cũng cảm thấy chán hay là không thể thích ứng nổi, thì phải xem lại bản thân mình, vấn đề nằm ở mình chứ không phải là do công việc. Làm việc gì cũng cần có ít nhất một yếu tố thuyết phục nhất từ trước tới giờ để ở lại: con người, lương bổng hay làm vì đam mê. 
 
Hãy nhìn xem mục đích của bản thân là gì. Hãy nên tự hỏi bản thân: rời khỏi đây thì có làm được gì nữa không, nếu như đã nhảy việc quá nhiều lần rồi. Và còn một thực tại luôn hiện hữu: Nhảy việc là đói.
 
Tôi biết ý kiến chủ quan của bản thân nên cũng không thể hợp ý với tất cả mọi người được. Lời cuối, tôi muốn khuyên các bạn là còn trẻ thì nên nhảy việc, nhưng vẫn phải cân nhắc thật kĩ mọi yếu tố xung quanh vì xét cho cùng thì chúng ta đều là người trưởng thành rồi, cần có bản lĩnh để chịu trách nhiệm cho mọi quyết định của bản thân.
 
Và cuối cùng, dù ở đâu và làm việc cho ai, cũng phải thể hiện hiện hết năng lực và bản lĩnh nội tại, như vậy người ta mới tôn trọng mình.
 
Chúc các bạn luôn tìm được một công việc phù hợp với bản thân và có được những trải nghiệm đáng giá của tuổi trẻ!

Quảng cáo

Theo Cafebiz

Người đăng

Nguyễn Thị Hồng Đào

Nguyễn Thị Hồng Đào


Là thành viên từ ngày: 18/04/2016, đã có 852 bài viết

Tài trợ

BÌNH LUẬN

Bạn cần đăng nhập để bình luận.
No Avatar

Chưa có bình luận nào cho bài này, tại sao bạn không là người đầu tiên nhỉ?

Bài viết khác

Đừng để đến già mới hối tiếc vì không biết những bài học về sự nghiệp này
Trong quá trình làm việc, có rất nhiều kinh nghiệm được đúc kết lại và chỉ có về sau này chúng ta mới nhận ra rằng nếu biết chúng sớm hơn, thành công sẽ đến và mọi chuyện sẽ rất khác.

Cách làm việc của người quân tử
Làm việc gì cũng phải có chừng mực, phải phù hợp. Nếu vượt quá giới hạn nhất định, nó sẽ phản tác dụng.

Thế nào là người có năng lực?
Người có năng lực có đặc trưng cá nhân là sạch, thơm, luôn quan sát nên chỗ ăn chỗ ở chỗ ngủ của họ rất sạch, rất đẹp. Ai siêng năng mới sạch sẽ thơm tho được. Lúc nghèo thì họ tự tay làm, lúc giàu thì sai khiến gia nhân gia nô, nhưng phải có ÓC QUAN SÁT và ÓC TỔ CHỨC ...

Có thể bạn cần

9 bài học mà người thầy nào cũng muốn học trò thuộc lòng

9 bài học mà người thầy nào cũng muốn học trò thuộc lòng

Cuộc đời này rất ngắn, vì thế bạn càng phải sống chậm. Những người mạnh mẽ không cần lúc nào thế giới cũng xoay vần và họ lúc nào cũng phải rần rần. Họ không cần chạy tới chạy lui cả ngày để luôn khiến bản thân bận rộn. Họ trân trọng những giây phút sống chậm vì nó khiến họ tiến gần hơn đến sự sống thực sự, đó chính là hít thở.

Liên kết logo

Bàn phím trong mơ