Nhiều bậc phụ huynh đáp ứng cho con cái mọi thứ mà chúng muốn nhưng lại “quên” dạy con giá trị của chi phí phải bỏ ra để mua sắm hay trách nhiệm tài chính nói chung, những hóa đơn mà chúng sẽ phải đối mặt sau này. Muốn con hiểu được giá trị của đồng tiền, hãy dạy chúng từ khi còn nhỏ.
Hầu hết cha mẹ đều mong đợi con cái lớn lên sẽ tự chủ được về mặt tài chính. Tuy nhiên, sự độc lập về tài chính thực sự có thể sẽ không thành hiện thực nếu trẻ không được giáo dục về giá trị của tiền bạc ngay từ khi còn nhỏ và trong suốt độ tuổi thanh thiếu niên.
Nhiều bậc phụ huynh đáp ứng cho con cái mọi thứ mà chúng muốn nhưng lại “quên” dạy con giá trị của chi phí phải bỏ ra để mua sắm hay trách nhiệm tài chính nói chung, những hóa đơn mà chúng sẽ phải đối mặt sau này. Nếu trẻ không được dạy cách ứng xử với tiền bạc một cách có trách nhiệm khi còn nhỏ, chúng sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc quản lí thu nhập khi có việc làm hay khi có mái ấm của riêng mình.
Dưới đây là một số phương pháp mà cha mẹ có thể áp dụng để giáo dục con cái từ nhỏ về chi tiêu và quản lí tiền bạc một cách khôn ngoan, để chúng có thể dễ dàng thích ứng với những tình huống có thể xảy ra trong cuộc sống.
-
Mua hoặc làm cho trẻ một chú lợn tiết kiệm. Đây là một trong những cách tuyệt vời để dạy con biết
tiết kiệm tiền bạc
- Cung cấp cho trẻ một khoản tiền “trợ cấp”. Dạy trẻ biết dùng một phần tiền đó cho một mục đích tốt đẹp như tặng nhà thờ hay một quỹ từ thiện nào đó. Nhấn mạnh rằng, con có thể chi tiêu nhưng phải tiết kiệm một phần. “Bài tập” này sẽ giúp con trẻ hiểu rằng, không nên tiêu pha tất cả hay chi tiêu nhiều hơn những gì chúng có được.
- Giúp con đặt mục tiêu tiết kiệm. Hãy nói với con rằng, để mua đồ chơi mới, xe đạp mới, quần áo mới hay một vật dụng mong muốn thì chúng phải tiết kiệm.
- Hãy nói cho con biết sự khác nhau giữa mong muốn và nhu cầu. Chỉ cho trẻ thấy rằng có thể con muốn mua một đôi giày thể thao mới vì chúng hợp mốt, nhưng con đã có một đôi giày rất đẹp rồi. Nhắc nhở con rằng nếu con mua giầy sneakers mới, con sẽ không thể mua những thứ đồ khác như bộ truyện tranh mới, máy nghe nhạc mới nữa. Hãy để trẻ học cách cân nhắc ưu điểm, nhược điểm của mỗi món đồ mà chúng mua trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.
-
Cho con có cơ hội kiếm thu nhập cho riêng mình bằng việc giao việc vặt trong nhà, cắt cỏ giúp bà cụ hàng xóm hoặc tìm một việc làm bán
thời gian nào đó. Một khi trẻ nhận ra được rằng chúng phải làm việc khó nhọc thế nào mới kiếm được những đồng tiền của riêng mình, chúng sẽ không tiêu pha lãng phí.
- Hãy cho con xem một hóa đơn thanh toán mua hàng bằng thẻ tín dụng của mình và chỉ cho con thấy bố mẹ sẽ phải mất bao lâu để trả hết số tiền đã tiêu nếu chỉ thanh toán một khoản nhỏ và nếu thanh toán nhiều hơn, khoảng thời gian phải trả số dư nợ sẽ giảm xuống nhanh hơn. Bố mẹ cũng có thể chỉ cho con cái hiểu rằng mình có thể tiết kiệm được bao nhiêu tiền lãi hàng tháng nếu trả hết tổng số tiền.
- Trẻ học bằng cách quan sát cha mẹ, vì thế hãy làm gương cho con bằng những hành động cụ thể. Ví dụ, dạy con thanh toán bằng tiền mặt khi mua hàng, chỉ cho con cách kẹp phiếu giảm giá để sử dụng khi mua hàng tạp hóa, chỉ cho con cách tìm kiếm giá bán của các sản phẩm bằng cách truy cập trực tuyết hay đọc trên các tờ quảng cáo tại cửa hàng.
Dạy trẻ biết xử lí các vấn đề về tiền bạc một cách khôn ngoan sẽ giúp chúng tránh được rất nhiều căng thẳng khi trưởng thành và trong
cuộc sống sau này. Không những thế, chúng sẽ hiểu được giá trị của đồng tiền và trân trọng những gì mà cha mẹ đang làm để mình có một cuộc sống tốt đẹp hơn.