Nên sống thẳng thắn hay thảo mai?

25/09/2015   12.510  3.35/5 trong 35 lượt 
Nên sống thẳng thắn hay thảo mai?
Đức tính thẳng thắn sẽ khiến mọi việc dễ dàng hơn gấp mười lần, vì thẳng luôn là con đường ngắn nhất. Nhưng người thẳng tính thường kéo theo họ khá nhiều kẻ thù, vì hầu như ai cũng thích nghe nịnh.

Những người thẳng thắn thường nói thật, và dám nói ra điều mà nhiều người không dám. Những lời nói đó có thể tốt hoặc xấu nhưng không hề thêm hoặc bớt nhằm xuyên tạc câu chuyện. Thẳng thắn là một đức tính tốt, nhưng lời nói thẳng thường hay mất lòng. Nhưng không thể phủ nhận, những góp ý thẳng thắn sẽ giúp chúng ta nhận ra nhiều bài học quý báu. Đầu tiên là học cách làm bạn và nói chuyện “thẳng thắn” với những người “thẳng thắn”.

Xem thêm: Thảo mai nghĩa là gì?

“Thẳng thắn” thôi chứ đừng “vô duyên”

Để sự thẳng thắn không biến thành vô duyên, chúng ta phải biết lắng nghe và đâu đó cũng nên học cách ứng xử trong cuộc sống từ những người “ thảo mai”. Họ thảo mai vì họ quá khéo ăn khéo nói trong giao tiếp, biết lấy lòng mọi người xung quanh, biết tạo ra những lợi ích cho riêng mình. Không ai thích những cô nàng “thảo mai” nếu họ biết cô ấy “thảo mai”. Tuy nhiên, những cô nàng “thảo mai” có khá nhiều người yêu mến.
 
Trong khi đó, cái sự thẳng thắn của bạn nhiều khi khiến người khác bực mình, thậm chí bạn có thể bị ghét ra mặt. Trong cuộc sống, có khá nhiều người thích được ngọt nhạt, thích được khen và thích được tung hô. Khi họ tiếp nhận lời khen, cái tôi của họ được vuốt ve, và khi đó lý trí của họ thường bị mất kiểm soát. Dù người nghe rất thông thái hoặc ngờ nghệch, thì cả hai cũng đều sẽ đón nhận lời khen trong tâm trạng hân hoan.
 
Bạn biết đấy, chúng ta cần “thẳng thắn” đúng nơi, đúng lúc để không trở nên vô duyên và bị ganh ghét. Không một người “thẳng thắn” nào lại thích bị nhiều người ghét cả. Chỉ là họ chưa biết cách điều chỉnh các hành vi ứng xử của bản thân trong cuộc sống. Có những tình huống cho phép chúng ta nên thẳng thắn, nên rõ ràng, nên công khai. Tuy nhiên sẽ có những tình huống khiến chúng ta phải biết khéo léo bằng cách nói giảm, nói ẩn dụ hoặc chỉ cần tiết lộ một phần của câu chuyện. Những người thẳng thắn thường không biết nói dối, nhưng không có nghĩa là họ phải có bổn phận nói hết mọi thứ. Nói một phần và giấu đi một phần là nghệ thuật. Đôi khi sự hé mở một vài thông tin sẽ có hiệu quả gấp trăm lần việc nói ra tất tần tật với mục đích nhẹ lòng!
 

“Thẳng” nhưng “Khéo” vì có sự chân thành

Mấy ai vừa thẳng thắn mà lại khéo léo khiến người nghe không bị tổn thương mà còn tâm phục khẩu phục? Người thẳng thắn và khéo léo biết nói những điều cần phải nói tại những thời điểm thích hợp, tùy đối tượng người nghe. Nếu người nghe là người cũng thẳng thắn và khéo léo, nói một hiểu mười, chắc bạn sẽ không cần phải diễn đạt quá nhiều đến lần thứ hai hoặc ba. Họ chắc chắn là những người thông minh, vừa có chỉ số IQ cao vừa có chỉ số EQ không tệ.
 
Bản thân những người “thẳng” nhưng “khéo” đã được tôi luyện trong rất nhiều tình huống tâm lý phức tạp, cũng như trải nghiệm nhiều khía cạnh khác nhau của cuộc sống (không xét đến yếu tố tuổi tác). Họ hẳn đã từng có kinh nghiệm ở vị trí là người tiếp nhận thông tin, và khi họ trở thành người truyền tải thông tin, họ sẽ hiểu người nghe cần gì và có những phản ứng như thế nào. Những người thẳng thắn và khéo léo sẽ biết cách đạt được những điều họ muốn.
 
Chỉ có thẳng thắn thôi là không đủ. Bạn có thể nói rằng tôi chỉ cần chơi với những người hiểu tôi, chấp nhận con người tôi. Tôi không biết thảo mai, không biết lấy lòng ai và tôi không cần phải biến bản thân thành một con người khác để có thêm một vài người bạn. Bạn có thể khăng khăng nói rằng tính bạn là như vậy, ông trời cho bạn tính cách ấy, không thể thay đổi. Bạn tuyên bố cuộc đời này ngắn, sao phải sống vì thái độ của người khác? Họ không ưa mình ư? Mặc kệ họ. Đúng là mặc kệ họ, và họ cũng mặc kệ bạn! Nhưng nếu bạn thử nghĩ thoáng hơn một chút, khéo léo không phải là “giả tạo”. Khéo léo không biến bạn trở thành một người tồi đi. Việc biết lấy lòng một ai đó trong một hoàn cảnh hoặc một thời điểm nào đó không khiến bạn trở thành kẻ giả dối. Quan trọng vẫn là bạn biết cách khéo léo trong giao tiếp với một tấm lòng chân thành.
 

Những người thẳng thắn không thích lải nhải

Những người thẳng thắn, họ có thể nói nhiều hoặc nói ít tùy tính cách, nhưng đa phần họ không thích nói dai, lải nhải hoặc lặp đi lặp lại nhiều lần. Ngay cả những người “thẳng” nhưng “khéo”, nếu họ phải lặp đi lặp lại một điều gì đó trên hai hoặc ba lần, họ có xu hướng không nói về vấn đề đó nữa mà sẽ chuyển sang phương án hành động. Tùy điều kiện, hoàn cảnh và tình huống mà hành động của họ có thể khác nhau: không dây dưa với bạn nữa, không nói chuyện đó với bạn nữa, không quan tâm cảm nhận của bạn về chuyện đó nữa, không làm việc đó chung với bạn nữa, không nhờ bạn làm việc đó nữa, để ý và bắt lỗi bạn khi cần thiết vì “tôi đã nhắc bạn điều này nhiều lần rồi”…
 
Người thẳng thắn quan niệm “không có mợ thì chợ vẫn đông”, “bạn không thích tôi thì tôi cũng không cần bạn” và “thiếu gì người có thể thay thế bạn”. Những người thẳng thắn có nhiều trải nghiệm sẽ khéo léo hơn khi quyết định sẽ thẳng đến mức độ nào trong cư xử và giao tiếp với mọi người.
 
Tuy nhiên mọi thứ đều có giới hạn, nếu thẳng thắn cần có giới hạn thì sự khéo léo cũng cần phải có giới hạn để không bị biến thành thảo mai. Chắc chắn một điều, những người thẳng thắn và được việc, họ không thích chơi với những người nói xấu sau lưng nhưng tươi cười trước mặt họ.

Quảng cáo

Sưu tầm

Người đăng

Bảo Mi

Bảo Mi

Chia sẻ là cách tốt nhất để học và làm cuộc sống tốt đẹp hơn.


Là thành viên từ ngày: 26/07/2015, đã có 1.689 bài viết

Tài trợ

BÌNH LUẬN

Bạn cần đăng nhập để bình luận.
No Avatar

Chưa có bình luận nào cho bài này, tại sao bạn không là người đầu tiên nhỉ?

Bài viết khác

Ở đời, kẻ đến người đi đều là có nguyên do cả
Cuộc đời là dòng chảy lớn, người đến kẻ đi gieo vào lòng bạn những dư âm khó tả, buồn vui thăng trầm, rốt cuộc là vì cái gì?

Nhìn vào người khác, bạn sẽ hiểu chính bản thân mình
Con người khi đối diện với các sự tình bên ngoài thường hay tập trung ánh mắt vào người khác, tìm lỗi của người khác. Nhưng có một điểm quan trọng mà không mấy ai nhận ra, đó là sai lầm của người khác đều có quan hệ tới bản thân mình.

19 bài học nhỏ để làm nên hạnh phúc lớn
Không nên quá quan trọng hoá một số người hoặc một số việc, hãy để tất cả thuận theo tự nhiên. Thế giới này vốn không công bằng mà, quá quan trọng một việc gì đó sẽ đánh mất giá trị của bản thân.

Có thể bạn cần

Ngoại tình

Ngoại tình

Một ngày, người vợ đi du lịch, chỉ có chồng ở nhà. Ở nhà một mình, người chồng lấy bia ra uống và nhàn rỗi xem tivi . Đúng lúc này, có một cô gái gọi điện thoại tới : “ Em đang rảnh rỗi, đến nhà anh chơi nhé”.

Liên kết logo

Bàn phím trong mơ