Nói thì dễ, kiếm soát bản thân không nói ra mới không dễ

08/09/2016   3.140  3.9/5 trong 5 lượt 
Nói thì dễ, kiếm soát bản thân không nói ra mới không dễ
Có câu nói rằng: “2 năm học nói, cả đời học im lặng”. Con người, đôi khi càng nói nhiều mâu thuẫn càng lớn, gián cách càng xa. Hãy biết kiểm soát lời nói của mình, đó là mỹ đức để thu phục nhân tâm trong thiên hạ.


Trong thời gian nghỉ giải lao, Đông hào hứng đưa ra một chủ đề bàn luận: “Các anh nói xem, lễ Giáng sinh này công ty mình có nghỉ không?”
 
“Dùng đầu gối mà nghĩ, cũng thừa biết Giáng sinh này chắc chắn không được nghỉ rồi!”, Mẫn khinh khỉnh nói.
 
Vốn dĩ cả đám đồng sự sẽ tham gia bàn luận, thế nhưng bỗng chốc đều im bặt…
 
Đôi khi, người khác đưa ra 1 vấn đề, chẳng qua chỉ muốn đưa ra một chủ đề. Bản thân chủ đề này cũng không mấy quan trọng, điều quan trọng là những liên tưởng dẫn phát từ chủ đề này.
 
Mượn vấn đề bề mặt mà nói, câu nói của Đông căn bản là muốn kích phát một cuộc thảo luận cùng mọi người, để mọi người cùng nhau nói về việc sẽ ăn mừng Giáng sinh thế nào nếu không được nghỉ. Thế nhưng, Mẫn lại kết luận một cách cứng nhắc, khiến mọi người mất hết cả hứng thú.
 
“Dùng đầu gối mà nghĩ”, ngụ ý muốn nói: Điều đó còn phải hỏi sao? Câu này một khi thốt ra khỏi miệng, lập tức phán ngay lời của người khác là nhảm nhí, có người còn hàm ý mượn chuyện người ta nói chuyện mình, quảng cáo rùm beng, cũng phản ứng thái độ khinh miệt, coi thường đối với người nói. Người như vậy, trước hết không phải là người biết lắng nghe người khác.
 
Một đứa bé hỏi ông mình: “Ông ơi, sao con người lại có một cái miệng nhưng lại có 2 lỗ tai?”
 
Ông trả lời: “Miệng là để nói, lỗ tai là để lắng nghe lời người khác. Khi cháu nói chuyện, dùng 1 phần sức lực là đủ rồi, nhưng lắng nghe người khác nói, thậm chí phải dùng đến 2 phần”.
 
Muốn tiến hành trao đổi việc gì với người khác, đầu tiên phải biết tôn trọng ý kiến người khác. Thô lỗ cắt đứt lời của người ta, không chỉ bất lịch sự, mà còn dễ dàng khiến người ta phản cảm. Kỳ thực, chỉ cần kiên nhẫn lắng nghe lời người khác, thì bạn đã có thể phát hiện được mạch suy nghĩ của họ rất nhanh, nói không chừng, suy nghĩ của kiểu người bạn vốn hay xì mũi coi thường cũng có tính hợp lý nhất định.
 
Một lần, tôi cùng bạn bè tham gia một buổi tiệc của công ty nọ. Ở buổi tiệc, có một vị khách kể một câu chuyện cười trước mặt mọi người, còn trích dẫn một câu danh ngôn. Vị khách này nói câu danh ngôn đó là từ trong “Kinh Thánh”, nhưng thật sự là anh ta sai rồi. Bạn tôi vì muốn chứng tỏ hiểu biết của bản thân, liền không hề kiêng nể gì mà nói anh ta đã sai rồi.
 
Thế nhưng, vị khách này vẫn nhất mực giữ ý kiến của mình: “Cái gì chứ? Câu nói đó là của Shakespeare sao? Không thể nào, tuyệt đối không thể nào… câu này là từ trong Kinh Thánh!”, cuối cùng anh ta tự cho mình là đúng rồi.
 
Khi ấy, tôi tranh thủ lấy di động ra kiểm tra một chút thì thấy rằng đúng là vị khách này đã sai. Chứng kiến người bạn của mình còn đang ở kia bảo vệ chân lý, tôi kéo áo của anh ấy, ý bảo anh bỏ đi, sau đó đứng lên nói: “Anh Lý, là anh sai rồi. Vị này mới đúng, câu nói đó chính xác là trong Kinh Thánh”.
 
Trên đường về nhà, người bạn bất bình hỏi tôi: “Cậu khẳng định câu nói kia không phải trong tác phẩm của Shakespeare sao?”.
 
Tôi nói: “Đúng vậy, câu nói đó chính xác là trong tác phẩm của Shakespeare, trong màn 5, cảnh 2 của ‘Hamlet’. Thế nhưng, anh Lý à, tôi nghĩ anh nên hiểu rõ, không khí ở buổi tiệc vốn rất vui vẻ, tại sao lại phải tìm cách chứng tỏ cái sai của người khác? Anh như vậy có thể khiến người khác thích anh, có cảm tình với anh không?
 
Với lại, vị khách kia cũng không có trưng cầu ý kiến của anh, cũng không cần ý kiến của anh, anh cần gì phải lý luận đúng sai với người ấy? Cuối cùng, tôi nói cho anh biết, muốn tránh phát sinh xung đột với người khác, mình phải học được việc im lặng đúng lúc đúng chỗ”.
 
Việc này phát sinh một ảnh hưởng rất lớn đối với người bạn của tôi. Từ đó về sau, anh ta học cách lắng nghe lời phê bình của người khác. Sau đó, anh nói với tôi: “Trải qua rất nhiều việc, tôi tổng kết được một quy luật, trên đời này có một cách thức, có thể giành được thắng lợi lớn nhất trong tranh luận, đó chính là cố gắng hết sức tránh tranh luận với người… tránh được điều này cũng giống như tránh được cạm bẫy và tai nạn vậy”.
 
Nghiên cứu cho thấy, thai nhi còn trong bụng mẹ chưa mở mắt đã có thể nghe được hết thảy âm thanh xung quanh thông qua rung động của nước ối. Loại lắng nghe này, chính là nhận biết sơ khởi nhất của con người. Khi sắp ra đời, thính giác cũng biểu hiện một chút luyến tiếc đối với cái thế giới cuối cùng này.
 
Khi sắp trút hơi thở cuối cùng, thời khắc cuối cùng của sinh mệnh, muốn nghe được âm thanh của người mà ta thấp thỏm nhớ mong, mới có thể yên lòng nhắm mắt. Lắng nghe, đã là rung động đầu tiên của sinh mệnh, cũng là sự kiên trì và trông chừng vào thời khắc cuối cùng của sinh mệnh.
 
Có một câu nói: “2 năm học nói, cả đời học im lặng”. Trong trao đổi qua lại, thường chúng ta nói được càng nhiều, thì tạo thành mâu thuẫn cũng nhiều, chính là ‘nói nhiều thành nói hớ’. Đa số chúng ta đều luôn muốn nóng lòng biểu đạt chính mình, mà lại không đứng ở vị trí người khác mà lý giải vấn đề.
 
Giáo sư tâm lý Kha Thư Lâm mỗi ngày đều phải tiếp đãi rất nhiều người muốn trút bầu tâm sự. Theo chúng ta nhìn nhận thì ông ấy đã là một chuyên gia lắng nghe, nhưng cũng như lắng nghe, im lặng cũng cần phải luyện tập không ngừng.
 
Ông nói: “Nói thực sự rất dễ, khống chế bản thân không nói ra lại là một việc không đơn giản”. Cuối cùng, ông nói lúc muốn chen ngang người ta cứ uống một ngụm trà, sẽ giảm bớt cảm xúc muốn nói.
 
Ngoài miệng chịu thiệt thì có làm sao, nhịn họ 3 phần thì có làm sao? Mỗi người đều có tính cách, phẩm chất của riêng mình. Hoàn cảnh xuất sinh, những người tiếp xúc, sẽ quyết định thế giới quan, nhân sinh quan, giá trị quan của một con người.
 
Trên cơ sở này, chúng ta vốn không nên hà khắc yêu cầu quan điểm người khác phải giống như mình, khi gặp sự việc không cùng nhận thức của bản thân, không nên vội vàng biểu đạt quan điểm của mình, đừng ngại tĩnh tâm lắng nghe người khác nói một chút. Nên biết rằng, khi bạn biết cách im lặng, bạn sẽ học được cách đặt bản thân vào vị trí người khác.  


Một số bài viết cùng chủ đề có thể bạn muốn xem:


- Khôn ngoan thì nên nói ít lại

- Đừng nói điều làm tổn thương người khác

- Những điều người Nhật tránh nói với trẻ lại là câu cửa miệng của bố mẹ Việt

- Đừng bao giờ nói những lời vô nghĩa sau với người độc thân

 

Quảng cáo

Theo Tinhhoa

Người đăng

Bảo Mi

Bảo Mi

Chia sẻ là cách tốt nhất để học và làm cuộc sống tốt đẹp hơn.


Là thành viên từ ngày: 26/07/2015, đã có 1.689 bài viết

Tài trợ

BÌNH LUẬN

Bạn cần đăng nhập để bình luận.
No Avatar

Chưa có bình luận nào cho bài này, tại sao bạn không là người đầu tiên nhỉ?

Bài viết khác

Mẹo tâm lý giúp bạn giao tiếp khéo léo và hiệu quả bất ngờ
Giao tiếp xã hội là phần rất quan trọng trong cuộc sống của mỗi người nhưng không phải ai cũng tự tin với khả năng ứng xử và giao tiếp của mình dù biết rằng giao tiếp tốt sẽ giúp ích rất nhiều. Bên cạnh những nguyên tắc ứng xử ai cũng biết, có những bí kíp nhỏ bất ...

7 loại lời làm người không nên tùy tiện nói
Cổ nhân nói “nước đổ khó hốt”, nước hắt ra khỏi bát thì không cách nào thu hồi lại được, lời nói ra cũng tựa như vậy. Vậy nên, mỗi lời nói ra khỏi miệng, không thể không cẩn thận suy nghĩ.

Những hành động khiến người khác ác cảm bạn nên tránh
Trong cuộc sống, có những lỗi rất nhỏ tưởng như không đáng kể nhưng lại khiến mọi người xung quanh vô cùng khó chịu. Chỉ cần chú ý một chút, khéo léo một chút, bạn sẽ biết cách hòa hợp với mọi người và hoàn thiện chính mình.

Có thể bạn cần

Lời phật dạy

Lời phật dạy

Phật không cho ta thứ gì, vì Phật không phải thần thánh. Vì vậy hãy là người tốt và làm người tốt.

Liên kết logo

Bàn phím trong mơ