Tư duy phản biện để sáng suốt hơn mỗi ngày

26/05/2017   5.233  4/5 trong 8 lượt 
Tư duy phản biện để sáng suốt hơn mỗi ngày
Tư duy phản biện có thể tạo ra các giải pháp tích cực và có lợi cho tất cả mọi người, cho dù bạn là thợ sửa ống nước mong muốn tìm giải pháp tốt nhất để công việc hiệu quả hay một phụ huynh gặp khó khăn trong việc dạy con.

Video Clip


Có một nguyên nhân khiến tư duy phản biện luôn là một trong những kỹ năng được các nhà tuyển dụng mong muốn nhất, vì nó giúp giải quyết các vấn đề hiệu quả và đưa ra các quyết định đúng đắn.Đây cũng là một kỹ năng sống hữu ích, vì nó giúp chúng ta chắc chắn về các lựa chọn và đưa ra phán đoán trong bất kỳ tình huống cụ thể nào. 
 
Vì vậy, cho dù bạn là thợ sửa ống nước mong muốn tìm giải pháp tốt nhất để công việc hiệu quả hay một phụ huynh gặp khó khăn trong việc dạy con thì tư duy phản biện có thể tạo ra các giải pháp tích cực và có lợi cho tất cả mọi người.
 

Là kỹ năng cần thiết cho sinh viên mới ra trường
 

Mặc dù tư duy phản biện là một kỹ năng quan trọng nhưng đó cũng là vấn đề ít được đề cập nhất, đặc biệt là đối với sinh viên mới ra trường. Sự thiếu hiểu biết này khiến cho khái niệm tư duy phản biện trở nên mơ hồ và chỉ được hiểu là “phân tích khách quan và đánh giá một vấn đề để hình thành một phán quyết”. Chính vì vậy nhiều tình huống không được xem xét công bằng dẫn đến việc phán đoán sai lầm.
 

Những câu hỏi để nhìn nhận vấn đề một cách nghiêm túc
 

Đối thoại với bản thân luôn là việc làm khó khăn, tuy nhiên bạn có thể tự hỏi mình bằng những câu hỏi sau đây để kích hoạt khả năng phản biện của não. Chúng có khuynh hướng khuyến khích quá trình tư duy sâu sắc, tránh những câu trả lời đơn giản một chiều. Việc sử dụng quy tắc phân loại của Bloom để xác định loại câu hỏi định hình tư duy phê phán. Với quy tắc này, con người có khuynh hướng đối thoại bản thân trong bất kỳ tình huống nào.
 

Chỉ tập trung vào kiến thức 
 

Những câu hỏi sau đây khiến chúng ta phải sử dụng những kiến thức có liên quan đến các sự kiện, thông tin và các thuật ngữ đơn giản để trả lời. Điều này giúp tạo ra ngữ cảnh cho những hoàn cảnh cụ thể trong khi thêm thắt yếu tố cá nhân. Sau đây là một số ví dụ.
 
Vấn đề này là gì?
Chuyện này xảy ra khi nào?
Tại sao nó xảy ra?
Ai đã tác động vào?
 

Tập trung vào mức độ hiểu 
 

Những câu hỏi tiếp theo là để chứng minh sự hiểu biết của bạn về các thông tin trên bằng cách đặt ra câu hỏi so sánh, diễn giải và dịch thông tin. Việc này khuyến khích quá trình tư duy sâu sắc hơn và đầy thử thách hơn, từ đó giúp bạn hiểu được những sự thật cụ thể liên quan với nhau như thế nào. Ví dụ: 
 
Có bằng chứng nào để…? 
Vấn đề này khác vấn đề kia như thế nào? 
Việc này được giải thích như thế nào?
 

Áp dụng vào thực tiễn 
 

Nhiều copywriter thường sử dụng bước này để viết nội dung quảng cáo. Chúng khuyến khích áp dụng những kiến thức mới và hiểu biết mới để nội dung trở nên mới mẻ, hấp dẫn. Ví dụ: 
 
Những sự việc nào đang chứng minh cho vấn đề này? 
Bạn thể hiện sự hiểu biết của bản thân như thế nào? 
Bạn sẽ tiếp cận vấn đề này như thế nào?
 

Câu hỏi dựa trên phân tích 
 

Ở bước này, chúng ta cần chia nhỏ dữ liệu và thông tin để khám phá động cơ và nguyên nhân cơ bản. Chúng ta sẽ suy nghĩ cởi mở và chu đáo hơn ở cấp độ này đồng thời nó khuyến khích bạn xem xét vấn đề ở một khía cạnh hoàn toàn khác. Ví dụ: 
 
Bạn phân loại như thế nào…? 
Bạn có thể suy luận gì từ…? 
Làm thế nào bạn phân loại được…? 
Bạn có thể xác định được…?
 

Câu hỏi dựa trên đánh giá 
 

Câu hỏi dựa trên đánh giá giúp bạn định lượng các phát hiện và phán đoán bằng cách buộc bạn đưa ra các lập luận và bảo vệ các ý kiến đã định trước. Ví dụ:  
 
Đánh giá sự đóng góp của A đối với B? 
Suy nghĩ nào là tốt hơn giữa…? 
Giá trị hay tầm quan trọng của…?
 

Câu hỏi dựa trên sáng tạo và tổng hợp 
 

Để hoàn thành quá trình này, bạn cần phải đặt những câu hỏi để tổng hợp những thông tin chi tiết bằng những cách thú vị và độc đáo. Điều này đồng nghĩa với việc bạn đang tìm cách hoàn thiện vấn đề một cách mới mẻ. Ví dụ:
 
Chuyện gì sẽ xảy ra nếu…?
Bạn giải thích vấn đề này theo cách khác như thế nào?
Chúng ta có thể thử ở khía cạnh khác hoặc…?
 
Cách tiếp cận vấn đề theo mức độ như trên phản ánh quá trình nhận thức và thúc đẩy suy nghĩ phản biện, và nó có thể ảnh hưởng đến cách tư duy của bạn trong một thời gian dài. Cụ thể là, những câu hỏi này sẽ liên tục thách thức những lối suy nghĩ truyền thống và giúp bạn đưa ra những giải pháp mới cho các mối quan hệ cá nhân và nghề nghiệp.

Quảng cáo

Theo Ohay

Người đăng

Bảo Mi

Bảo Mi

Chia sẻ là cách tốt nhất để học và làm cuộc sống tốt đẹp hơn.


Là thành viên từ ngày: 26/07/2015, đã có 1.689 bài viết

Tài trợ

BÌNH LUẬN

Bạn cần đăng nhập để bình luận.
No Avatar

Chưa có bình luận nào cho bài này, tại sao bạn không là người đầu tiên nhỉ?

Bài viết khác

Phải chăng ta đang bán đi tuổi thanh xuân với giá quá rẻ?
Ta cứ ngỡ tuổi thanh xuân là mãi mãi, ta từ tốn làm những việc cần làm và vội vã tiêu xài nhiệt huyết vào những điều không đáng. Để rồi tới một ngày, chợt giật mình nhận ra, phải chăng ta đang bán tuổi trẻ với giá quá rẻ?

10 thói quen bạn phải chấm dứt trước tuổi 25
Già đi là chuyện đương nhiên, nhưng trưởng thành lại là một lựa chọn. Bạn muốn tiếp tục mang thân hình phụ huynh với bộ não học sinh, hay sẽ chín chắn hơn bằng cách thực hiện 10 điều sau.

Bạn có đang biến con mình trở thành những kẻ ăn mày?
Cha mẹ sinh con ra luôn mong muốn con cái được cuộc sống thoải mái, hạnh phúc. Thế nhưng, có người vì thương con mà lại chiều chuộng con thái quá, biến chúng thành những kẻ ăn xin vô hình mà không hay biết.

Có thể bạn cần

[Video] Học tiếng Hàn qua truyền hình bài 6: Có xà phòng không

[Video] Học tiếng Hàn qua truyền hình bài 6: Có xà phòng không

Thưa các bạn, các bạn thường làm gì vào những ngày cuối tuần? tôi nghĩ rằng hai ngày cuối tuần là hai ngày hai ngày hạnh phúc nhất của chúng ta, chúng ta sẽ có thời gian nghỉ ngơi, thời gian đi chơi phố, nhấm nháp ly cà phê mà không cần phải bạn tâm xem còn bao nhiêu phút nữa sẽ đến giờ làm việc.

Liên kết logo

Bàn phím trong mơ