Oprah Winfrey cảm thấy rằng
thành công đòi hỏi bạn phải biết những cây cầu nào nên đi qua và cây cầu nào bạn nên đốt cháy. Steve Jobs tin rằng yêu cầu giúp đỡ là hành động phân biệt giữa người thành công với những người không thành công. Jeff Bezos tin rằng
thời gian dành cho việc cân nhắc các quyết định dễ dàng có tính hai mặt là lãng phí thời gian.
Nhưng tất cả họ đều có một điểm chung. Họ sinh ra không thành công. Họ học cách trở thành người lãnh đạo. Họ học cách xây dựng doanh nghiệp. Họ đã học được cách để thành công.
Và những đứa trẻ của bạn cũng có thể được như vậy.
Làm thế nào bạn có thể dạy con bạn thành công - và quan trọng hơn, sống
hạnh phúc và sống trọn vẹn? Hãy dạy chúng biết một trong bảy điều dưới đây.
1. Dạy chúng tìm kiếm những chiến thắng nhỏ trước
Theo nghiên cứu, đạt được một thỏa thuận sẽ có tác dụng lâu dài – kể cả khi chỉ trong ngắn hạn.
Dạy con bạn rằng, thay vì nhảy đến cuối cuộc tranh luận, hãy bắt đầu bằng những tuyên bố hoặc lập luận mà chúng biết người đối diện sẽ phải đồng ý. Dạy chúng biết xây dựng một nền tảng vững chắc để tiến tới những thỏa thuận sâu hơn nữa về sau. Đó gọi là "Tích tiểu thành đại".
2. Dạy chúng tập trung vào kết quả tích cực
Các nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng khi bắt đầu thay đổi hành vi, hầu hết mọi người sẽ phản ứng tiêu cực và sợ hãi. Vì vậy, nếu con bạn đang cố gắng tạo ra một sự thay đổi , hãy dạy chúng tập trung vào việc chia sẻ những mặt tích cực của sự thay đổi đó. Dạy chúng rằng chúng muốn đưa mọi người đến một nơi tốt hơn, chứ không phải nói với mọi người những gì cần tránh.
3. Dạy chúng dám đứng lên và giữ vững lập trường
Chúng ta tự nhiên cho rằng sự tự tin tương đương với kỹ năng. Ngay cả những người đa nghi nhất cũng có xu hướng ít nhất một phần bị thuyết phục bởi một người nói tự tin. Trên thực tế, tất cả chúng ta thích lời khuyên từ một nguồn đáng tin. Vì vậy, hãy dạy con bạn trở nên dũng cảm và tự tin. Dạy chúng ngừng nói "Tôi nghĩ" hay "Tôi tin". Mà hãy dạy chúng rằng: "Nếu bạn nghĩ rằng một cái gì đó sẽ hoạt động, chỉ cần nói rằng nó sẽ hoạt động. Nếu bạn tin rằng một cái gì đó sẽ làm việc, chỉ cần nói rằng nó sẽ làm việc".
Dạy con bạn giữ vững lập trường của chúng - ngay cả khi chỉ là ý kiến - và để cho sự nhiệt tình của chúng được thể hiện. Mọi người tự nhiên sẽ bị chúng thu hút.
4. Dạy con bạn nắm được cách người khác thích xử lý thông tin
Tôi nhiều lần bị thất vọng bởi người quản lý của mình. Tôi còn trẻ, nhiệt tình và nóng lòng muốn trình bày với ông ấy về một ý tưởng tuyệt vời, trình bày tất cả các sự kiện và số liệu của tôi, chờ đợi ông ấy đồng ý với tôi ... và ông ấy không đồng ý.
Sau nhiều lần, rốt cuộc tôi nhận ra rằng vấn đề không phải từ ông ấy, mà là cách tiếp cận của tôi có vấn đề.
Ông ấy có cái "tôi" của mình. Ông ấy theo bản năng muốn có thời gian suy nghĩ và xử lý thông tin. Nhưng khi tôi yêu cầu một câu trả lời ngay lập tức, tôi đặt ông ấy vào thế phòng thủ. Điều đó có nghĩa là ông ấy sẽ rơi vào sự lựa chọn an toàn: Nói "không".
Vì vậy, tôi đã thử một cách tiếp cận khác. Tôi nói rằng: "Tôi có một ý tưởng mà tôi nghĩ rằng sẽ làm nên chuyện", "nhưng tôi cảm thấy chắc chắn tôi đang thiếu điều gì đó. Nếu tôi trình bày với ngài, ngài có thể nghĩ về nó trong một hoặc hai ngày và sau đó cho tôi biết những gì ngài nghĩ?"
Và người quản lý của tôi yêu thích điều đó. Bởi thứ nhất, tôi ngầm cho thấy tôi coi trọng sự khôn ngoan và kinh nghiệm của ông ấy. Thứ hai, tôi ngầm cho thấy tôi không chỉ muốn ông ấy đồng ý, mà là tôi thực sự muốn ý kiến của ông ấy. Và quan trọng nhất, tôi đã cho ông ấy thời gian để xử lý ý tưởng của tôi theo cách của ông ấy.
Dạy con bạn không được thúc đẩy thỏa thuận ngay lập tức khi chưa hiểu cách xử lý thông tin của một cá nhân và cuối cùng khiến điều đó không thể xảy ra. Cũng dạy chúng đừng hỏi suy nghĩ và suy ngẫm nếu khán giả của chúng là người thích đưa ra quyết định nhanh chóng.
5. Dạy chúng đừng ngại thể hiện một chút cảm xúc
Thỉnh thoảng đưa ra một vài từ ngữ bức xúc để chúng có thể giải phóng cảm giác bức bách và cho thấy đó là vấn đề chúng thực sự quan tâm.
Nói tóm lại, hãy dạy con bạn là chính mình. Nếu đứa trẻ của bạn cảm thấy đủ mạnh mẽ để nói ra một lời nguyền nhẹ, chúng sẽ cảm thấy tự do hơn. Và nghiên cứu cũng cho thấy chúng có khả năng thuyết phục hơn một chút.
6. Dạy chúng biết chia sẻ cái xấu với cái tốt
Theo giáo sư Daniel O'Keefe của Đại học Illinois, chia sẻ giữa một hoặc hai quan điểm có tính đối lập sẽ có sức thuyết phục hơn là chỉ dựa vào sự tranh luận của bạn.
Tại sao? Rất ít ý tưởng hoặc đề xuất là hoàn hảo. Khán giả của chúng biết điều đó. Họ biết có những quan điểm khác và chúng có thể mang đến những kết quả tiềm năng.
Vì vậy, dạy đứa trẻ của bạn đáp ứng được sự phản đối. Dạy chúng thảo luận về những tiêu cực tiềm ẩn và chỉ ra cách chúng sẽ giảm thiểu hoặc khắc phục những vấn đề đó. Dạy trẻ nói về các khía cạnh khác của cuộc tranh luận - và sau đó hãy cố gắng hết sức để cho thấy tại sao chúng vẫn đúng.
7. Dạy trẻ không chỉ nói rằng chúng đúng, mà phải thuyết phục người khác thấy phải đúng
Những người có sức thuyết phục hiểu cách đóng khung và truyền tải thông điệp của họ, và quan trọng nhất, họ biết thực tế rằng lời truyền tải là điều quan trọng nhất. Dạy con bạn rằng, để giành chiến thắng chúng phải dựa vào những dữ liệu, lý luận và kết luận của chúng, chứ không phải sự trách mắng. Có một điều có thể áp dụng được cho cả trẻ em và tất cả chúng ta, đó là: Nghệ thuật thuyết phục chắc chắn sẽ mang đến cho chúng ta gấp đôi sự may mắn, tuyệt vời.