Viết về mẹ

09/03/2015   4.536  4.44/5 trong 197 lượt 
Viết về mẹ
Mười tuổi, con đòi mặc áo mới nhưng mẹ lại bảo đến nhập học mẹ sẽ cho mặc. Con lôi chiếc áo cũ ra cố tình cắt một vết rách không thể vá trên chiếc áo trắng cũ.

Khi phát hiện ra, mẹ lẳng lặng cất chiếc áo mới vào cuối ngăn tủ rồi khóa cửa tủ. Thế là ngày nhập học ngày con đến lớp với chiếc áo đã ngả màu vàng úa. Tan học, con lại phải thay ra để giặt, phơi nắng cho chóng khô ngày mai còn mặc tiếp. Từ đó, con không dám đòi hỏi gì nếu mẹ chưa đồng ý.

Buổi tối, mẹ nhắc con: “Ngày mai kiểm tra nên tranh thủ ôn bài, còn đi ngủ sớm”. Con vâng dạ, rồi mãi mê chát chít với mấy đứa bạn rỗi việc. Đủ thứ chuyện trên trời dưới đất. Gần sáng con mới dứt khỏi cái máy vi tính và lăn ra ngủ. Con không hẹn đồng hồ, vì nghĩ thế nào ngày mai mẹ cũng gọi dậy.
 
Khi thức giấc muộn, con quáng quàng chạy vội đến lớp. Mẹ đang thu bài kiểm tra. Hôm sau, mẹ trả bài, cột điểm một tiết của con với con một đỏ son. Con gục mặt xuống bàn, ấm ức khóc.
 
Con vào đại học, con và cha thuyết phục mẹ mua xe máy cho con nhưng mẹ không đồng ý. Tháng đầu tiên xa nhà, nhận tiền mẹ gửi con đem đi mua chiếc áo mới nên tháng ấy con hết tiền sớm hơn mọi khi, con viết thư cho mẹ. Con nghĩ chắc mẹ phải lo lắng lắm và sẽ vội vàng gửi tiền lên ngay cho con như chúng bạn con vẫn thường làm với mẹ chúng.
 
Nhưng không… con chỉ nhận được giấy gọi lấy tiền vào đầu tháng như mọi khi. Suốt một tuần, con phải ăn mì tôm thay cơm. Từ đấy, con biết cách chi tiêu một cách hợp lý.
Một hôm, con nhận được thư. Con tưởng tượng sẽ có biết bao lời yêu thương trìu mến. Nhưng không mẹ chỉ viết ngắn gọn những dòng thông báo cùng một câu hỏi được gạch chân cẩn thận: “Sao con không kiếm gì làm thêm? Sinh viên năm hai rồi còn gì!”. Con ngạc nhiên, nhà mình có phải khó khăn, thiếu thốn gì đâu?
 
Nhưng vì tự ái, con cũng theo chân lũ bạn long đong đến các trung tâm gia sư. Rồi khóc nức nở vì đóng tiền mà vẫn không có được việc làm thêm. Sau mấy lần con biết cách để không bị lừa nữa.
 
Những trưa nắng chang chang, đạp xe đi dạy, lưng áo ướt đẫm mồ hôi. Những buổi tối mưa nặng hạt, con co rúm đứng chờ xe buýt vẫn không nản. Tháng lương đầu tiên, sau khi mua quà gửi mẹ, con tự thưởng cho mình một chiếc áo. Đó không phải là chiếc áo con thích nhất nhưng con luôn giữ gìn một cách cẩn thận. Con quý nó gì đó là do công sức mình lao động để mua.
 
Suốt một thời gian dài, con nghĩ mẹ không hề yêu con. Mẹ nghiêm khắc, lạnh lùng và luôn đẩy con vào những hoàn cảnh khó khăn mà đáng lý con không phải chịu như thế.
Mẹ có thể không ở cạnh con, ngay cả khi con đau đớn và thất vọng nhất. Nhưng đến bây giờ, khi nhìn lại tất cả mọi điều đã qua, con nhận ra rằng mẹ yêu con nhiều lắm, vì thế mẹ dạy con cách tự mình khôn lớn và trưởng thành.
 

Xem thêm:

Quảng cáo

Sưu tầm

Người đăng

Gõ Kiến

Gõ Kiến

Gõ Kiến chăm chỉ


Là thành viên từ ngày: 30/03/2014, đã có 289 bài viết

Tài trợ

BÌNH LUẬN

Bạn cần đăng nhập để bình luận.
No Avatar

Chưa có bình luận nào cho bài này, tại sao bạn không là người đầu tiên nhỉ?

Bài viết khác

Bài học về sự tự lập
Mẹ mở nhà hàng, con gái xin việc. Mẹ nói: "Được nhưng con phải nộp đơn xin việc như bao nhiêu người khác và được hay không là tùy ở quản lý của nhà hàng, và nếu con làm không tốt bị đuổi việc, mẹ cũng không can thiệp đâu nhé. Được hay không hoàn toàn nơi ...

Cánh cửa không bao giờ khoá
Cô gái mới có 18 tuổi, cô - như hầu hết các thanh niên ngày nay - chán sống chung trong một gia đình nền nếp. Cô chán lối sống khuôn phép của gia đình.

Bạn sẽ khóc khi đọc: Mẹ già rồi, xin con đừng ghét mẹ...
Đời người cứ ngày ngày bận rộn trôi qua. Khi về già, chỉ mong con cháu có thể kiên nhẫn với mình, đừng coi mình như những gánh nặng, như vậy là đủ rồi.

Có thể bạn cần

Tâm tính tốt kỳ thực chính là một loại tu dưỡng

Tâm tính tốt kỳ thực chính là một loại tu dưỡng

Tâm tính không phải là hết thảy mọi thứ của con người, nhưng lại có khả năng chi phối toàn bộ đời người. Bởi vậy, người trí tuệ cần lưu tâm đến tu dưỡng tâm tính của mình.

Liên kết logo

Bàn phím trong mơ