1. Không mua những thứ bạn không cần
Để có lợi ích lớn nhất từ số tiền bạn có, điều cần thiết là phải hiểu rõ sự khác biệt giữa muốn và cần. Cam đoan với bạn rằng rất nhiều thứ mà bạn nghĩ mình “cần” thực chất chỉ là thứ bạn “muốn”, để xoa dịu cơn thèm mua sắm của mình.
Những thứ “cần” cơ bản gồm có: thực phẩm (gồm cả nước), nhà ở, quần áo.
Điều đó có nghĩa là tivi (và hầu hết các món đồ trong nhà bạn) là thứ mong muốn, chứ không phải nhu cầu thiết thực.
Cách
tiết kiệm đơn giản là, nếu bạn không cần đến nó, đừng mua, dù cho giá tốt bao nhiêu đi nữa.
2. Chỉ mua khi bạn có tiền.
Một trong những nguyên tắc tiết kiệm cơ bản là phải có tiền để trả cho những thứ bạn mua. Trả bằng tiền mặt thay vì thẻ tín dụng, và bạn sẽ đảm bảo mình không tiêu nhiều hơn khả năng chi trả.
3. Mua theo giá trị sử dụng, chứ không phải giá bán
Một quan niệm sai lầm về việc tiết kiệm là mua những thứ rất rẻ tiền hoặc giá rất thấp. Sự thực là người tiết kiệm luôn cố gắng mua với giá trị sử dụng tốt nhất, trong đó tính đến các yếu tố như tuổi thọ và và các chi phí phát sinh duy trì sau này. Điều đó thường có nghĩa là hãy nhìn vào chi phí dài hạn cho sản phẩm, chứ không phải là giá mua ban đầu. Chẳng hạn, mua một bộ quần áo tốt, chứ không nên mua quần áo rẻ tiền để rồi lại phải thay liên tục.
4. Kiên nhẫn
Những người tiết kiệm hiếm khi mua những món đồ công nghệ mới nhất, hiện đại nhất. Thay vào đó, họ chờ đợi cho đến khi công nghệ đạt đến đỉnh cao, đồng thời giá của sản phẩm lại giảm xuống mức vừa phải cho đa số. Thường là họ sẽ mua thế hệ 2, 3 của sản phẩm mới nhất.
5. Mua đồ đã qua sử dụng
Một mục tiêu cơ bản của tiết kiệm là có được giá trị tốt nhất từ thứ mà bạn mua, và điều này thường đồng nghĩa với việc mua sản phẩm đã qua sử dụng. Người tiết kiệm thường vui vẻ để cho người khác trả đủ tiền cho sản phẩm và mất thêm những chi phí phát sinh ban đầu (chẳng hạn, hãy nghĩ đến sự khác biệt về giá giữa một chiếc xe hơi mới tinh, và một chiếc đã qua sử dụng 2 năm hay 1 chiếc smart phone đã qua sử dụng với giá chỉ còn 50-60%).
Đồ dùng rồi thường có giá giảm hơn nhiều so với đồ mới tinh, trong khi đa số vẫn giữ được các chức năng cơ bản, và trong nhiều trường hợp vẫn còn bảo hành từ nhà cung cấp nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng.
6. Tìm kiếm sự thay thế trước khi mua
Thay vì đổ cả đống tiền vào những thứ mà bạn có thể chỉ dùng vài lần, hãy xem các giải pháp thay thế. Chẳng hạn mượn của bạn bè, hàng xóm hoặc trong thư viện. Hoặc giả, về lâu dài, nếu thuê có rẻ tiền hơn so với mua không? Mua chỉ là một trong nhiều giải pháp để có được thứ mà bạn cần.
7. Lờ hàng xóm đi
Một phần của cách sống tiết kiệm là bạn phải hiểu rằng
cuộc sống không phải là sự cạnh tranh ai có nhiều đồ nhất. Điều quan trọng là tập trung vào nhu cầu của bạn và gia đình, và không phải là xem người khác đang tiêu tiền vào việc gì. Nếu hàng xóm mua, không có nghĩa là bạn cũng phải ra chợ ring về món tốt hơn như thế.
8. Đừng bao giờ trả tiền toàn bộ
Khi mua một món đồ, bạn đừng nên trả hết tiền cho nó. Có nhiều cách để giảm bớt chi phí, chẳng hạn dùng coupon, chiết khấu, chờ hàng giảm giá hoặc mặc cả. Với một chút chuẩn bị và tính toán, bạn sẽ thấy mình tiết kiệm được đáng kể.
9. Đừng lãng phí
Để tiết kiệm, bạn phải biết ghét sự lãng phí, nó bao gồm cả lãng phí tài nguyên hay thời gian. Sự hiệu quả là “bạn thân” của người tiết kiệm, và người tiết kiệm thường tuân thủ một loạt các quy trình xanh như tái sử dụng, tái chế… những thứ mà họ có.
10. Tự mình làm việc
Hãy tự mình làm các việc có thể, thay vì thuê người khác. Người tiết kiệm có xu hướng trở thành chuyên gia trong lĩnh vực tự làm, và không trả tiền cho những việc họ có thể tự mình xoay xở.