Khi một quả bóng lăn xuống dốc, chúng ta có thể dễ dàng ngưng lại suy nghĩ của mình ngay từ lúc chúng mới bắt đầu lăn và vẫn còn đang chậm rãi, hơn là khi chúng đã di chuyển quá nhanh.
Vậy, bạn có thể làm gì để ngăn chặn những suy nghĩ ám ảnh này diễn ra trong đầu?
Dưới đây là 10 mẹo khắc phục khi bạn bắt đầu suy nghĩ luẩn quẩn:
1. Làm phân tán tư tưởng bản thân
Khi bạn nhận ra mình đang bắt đầu suy tư điều gì, hãy làm gì đó để gây phân tán tư tưởng, như vậy sẽ có thể giúp bạn ngừng suy nghĩ. Nhìn xung quanh, nhanh chóng chọn một cái gì đó khác để làm, và không cho đầu óc có cơ hội suy nghĩ thêm gì nữa. Hãy thử:
Gọi điện cho bạn bè hoặc người thân
Làm việc nhà
Xem phim
Vẽ tranh
Đọc sách
Đi dạo quanh khu phố nhà bạn
2. Lên kế hoạch hành động
Thay vì lặp đi lặp lại cùng một suy nghĩ tiêu cực, hãy lấy suy nghĩ đó và lập nên kế hoạch hành động để giải quyết nó.
Hãy phác thảo trong đầu bạn từng bước cần thực hiện để giải quyết vấn đề hoặc viết nó ra giấy. Càng cụ thể càng tốt và cũng nên thực tế một chút.
Làm như vậy sẽ giúp phân tán sự suy tư của bạn. Nó cũng sẽ giúp đỡ bạn trong nỗ lực gạt bỏ những ý nghĩ tiêu cực ra khỏi đầu hoàn toàn.
3. Hành động
Một khi bạn đã vạch ra một kế hoạch hành động để giải quyết những suy nghĩ lẩn quẩn của mình, thì hãy bắt tay vào hành động để giải quyết nó. Tham khảo kế hoạch bạn đề ra rồi giải quyết những khúc mắc đang ám ảnh bạn.
Thực hiện từng bước một chậm rãi, từ từ cho đến khi tâm trí của bạn thoải mái trở lại.
4. Đặt vấn đề cho những suy nghĩ của bạn
Chúng ta thường trăn trở khi nghĩ rằng mình đã mắc một sai lầm lớn hoặc khi một điều gì đó đau buồn xảy ra mà chúng ta cảm thấy có trách nhiệm với nó.
Nếu bạn bắt đầu trăn trở điều gì khiến bản thân cảm thấy khổ tâm, hãy thử làm rõ suy nghĩ đó.
Hãy nghĩ nhiều hơn về việc những điều khổ tâm của bạn thật ra chẳng có gì đáng lo cả, như vậy bạn sẽ nhận ra chúng chả có gì phải nghĩ ngợi nhiều và dần dần thôi trầm tư.
5. Điều chỉnh lại mục đích sống
Chủ nghĩa cầu toàn và việc thiết lập mục tiêu không thực tế có thể khiến bạn hay suy tư lo lắng. Nếu bạn đặt mục tiêu không thực tế, bạn sẽ bắt đầu tập trung suy nghĩ xem tại sao mình chưa đạt được mục tiêu hoặc bạn đáng ra nên làm những gì để đạt được mục tiêu đó.
Đặt ra những mục tiêu thực tế hơn mà bạn có khả năng đạt được có thể giúp bạn bớt suy nghĩ thái quá về việc làm của mình.
6. Củng cố sự tự tin của bản thân
Luôn tự tin trong nhiều vấn đề là một việc làm quan trọng giúp tâm trạng của bạn tốt hơn và giảm nguy cơ gây trăn trở.
Nếu bạn chỉ có ít niềm tự hào trong đời, chẳng hạn như nhà cửa hay con cái, bạn có thể sẽ đánh mất sự tự tin nếu như phải bán nhà hoặc nếu con bạn chuyển đi nơi khác.
Càng có nhiều điều để tự tin, bạn sẽ càng bớt trăn trở về những thiếu sót của mình.
7. Tập ngồi thiền
Thiền định có thể làm giảm bớt suy tư, lo nghĩ vì nó sẽ giúp bạn tịnh tâm, đạt đến một trạng thái cảm xúc an tĩnh.
Khi bạn cảm thấy mình đang mắc vào một vòng lặp suy nghĩ luẩn quẩn, hãy tìm đến một không gian yên tĩnh. Ngồi xuống, hít thở sâu, và không tập trung vào chuyện gì khác ngoài việc hít thở.
8. Hiểu về tình trạng hiện tại của bạn
Mỗi khi thấy mình đang suy tư, lo nghĩ điều gì, hãy ghi nhớ trong đầu tình hình hiện tại của bạn, bao gồm việc bạn đang ở đâu, vào thời điểm nào trong ngày, có ai đang ở xung quanh bạn và những gì bạn đã làm trong ngày hôm đó.
Tìm cách tránh hoặc giải quyết những điều này có thể khiến bạn bớt suy nghĩ hơn.
9. Trò chuyện với bạn bè
Những trăn trở có thể làm cho bạn cảm thấy bị cô lập. Chia sẻ tâm tư của bạn với một người bạn có thể mang đến một cái nhìn của người ngoài cuộc sẽ giúp bạn phá vỡ vòng lặp suy tư trong đầu bạn.
Nhưng hãy chắc rằng bạn chia sẻ với một người có thể mang đến cho bạn cái nhìn khác thay vì nghe bạn than vãn rồi cũng trở nên suy tư như bạn.
10. Thử áp dụng các giải pháp trị liệu
Nếu những trăn trở đang chiếm lấy
cuộc sống của bạn, bạn hãy cân nhắc đến việc điều trị. Bác sĩ chuyên khoa có thể giúp bạn xác định lý do tại sao bạn trở nên trầm tư như vậy và làm thế nào để giải quyết những vấn đề cốt lõi gây nên trăn trở cho bạn.