1. Luôn luôn trả ơn vì bất cứ điều gì
Bạn sẽ sớm biết rằng, chúng ta không nên chỉ
vui vẻ chấp nhận sự giúp đỡ, hãy biết đáp lại, càng sớm càng
tốt. Bạn có
nhớ những bức thư
cảm ơn định viết rồi
quên bẵng, những tấm thiệp đã mua sẵn những không bao giờ
được gửi? Những điều này rất ít khi xảy ra tại Nhật. Luôn
ý thức việc đáp lại những ân huệ được nhận là điều tối quan trọng để có được những
mối quan hệ tốt
đẹp, hài hòa ở nơi đây.
Ở Nhật, việc đáp trả sự
giúp đỡ của người khác cũng khá
đơn giản và nhiều
lựa chọn. Nếu ai đó giúp bạn xách đồ, bạn
có thể mời họ một món đồ uống từ máy bán nước tự động là họ đủ biết sự cảm kích của bạn rồi. Trong lần gặp tiếp theo, hãy tiếp tục cảm ơn người đã giúp đỡ bạn. Có vẻ điều đó hơi quá mức cần thiết, nhưng người nhận
lời cảm ơn chắc chắn sẽ cảm thấy rất
vui.
2. Lịch sự qua lời “cảm ơn” và “xin vui lòng”
Lịch sự là nét
văn hóa phổ biến đã
ăn sâu trong các
giao tiếp của
người Nhật Bản (thể hiện qua kính ngữ). Họ luôn
nói chuyện một cách
lịch thiệp. Chủ cửa hàng có thể chào đón khi bạn bước vào và tiễn bạn ra tận cửa sau khi thanh
toán. Nếu bạn hỏi đường, người Nhật sẽ chỉ dẫn tận tình, thậm chí vẽ bản đồ chi tiết hoặc đi cùng bạn đủ lâu để chắc chắn bạn có thể đến được nơi cần đến. Tính lịch sự của người Nhật cũng đồng
nghĩa với bớt
tính toán về
lợi ích cá nhân. Người dân ở đất nước này sẽ sẵn sàng
giúp đỡ người khác mà không bao giờ băn khoăn “liệu điều này có
lợi gì
cho tôi?”.
3. Ưu tiên người khác
Cách
ứng xử đẹp nhất để người khác biết họ quan trọng thế nào là luôn nghĩ cho họ trước. Mời bạn miếng
bánh to hơn, dành cho
mẹ chỗ
ngồi tốt nhất trong
nhà hàng hay luôn
sắp xếp vị
trí trung
tâm bức ảnh cho
khách hàng… là một phần trong
cách ứng xử hàng ngày của người Nhật. Trong mỗi gia đình truyền thống Nhật Bản đều có 1 chỗ ngồi trang trọng dành riêng cho khách – vị trí ngay phía trước Tokonoma – không gian nhỏ xây lõm vào tường dành cho trưng bày
nghệ thuật – với
ý nghĩa đặt khách vào không gian tươi đẹp, được tôn vinh bởi những tác phẩm nghệ thuật truyền thống (cuốn thư hoạ,
bình cắm hoa nghệ thuật, đồ gốm…)
Người Nhật có cách thể hiện
sự quan tâm và thiết lập các mối quan hệ rất đẹp: Khi mua bánh ngọt, họ thường mua thêm một phần cho
hàng xóm hay
bạn bè để họ
cảm nhận được sự
quan tâm. Đó là một cách rất đơn giản để khiến người khác cảm thấy họ thật đặc biệt.
4. Luôn quy tụ tất cả các thành viên trong 1 tập thể
Nếu mời
đồng nghiệp ra ngoài ăn, người Nhật sẽ không bỏ sót ai, kể cả những người họ không thích. Sẽ không có chuyện người Nhật chỉ đi uống bia cùng bạn của mình hay rủ một vài người
thân thiết. Khi
chụp ảnh người Nhật luôn chắc chắn rằng mọi người đều có mặt trong bức ảnh không phân biệt thân sơ… Việc quây quần tất cả dạy chúng ta biết đón nhận mọi người và biết chấp nhận những những người
khác biệt với mình.
Người dân ở đất nước này sẽ không lấy những thứ không thuộc
sở hữu của họ. Nếu ai đó làm rơi chiếc khăn tay trên lề đường, người Nhật sẽ đem nó tới điểm tập kết đồ thất lạc gần nhất để người bị
mất có thể
nhận lại. Một món đồ không có khóa không có nghĩa là bạn có thể lấy nó, hãy cảm thấy
xấu hổ!
Người Nhật có đặc điểm chung là giao tiếp rất nhỏ nhẹ. Họ thường
khiêm tốn và
nhẫn nhịn. Trong giao tiếp, người Nhật rất biết lắng nghe, họ thường để người khác nói hết rồi mới lên tiếng.
Việc cho người khác
cơ hội bộc lộ quan điểm trọn vẹn, không bị cắt ngang rất quan trọng bởi đó là lúc họ biết họ đang được lắng nghe,
chia sẻ. Nếu học cách tìm hiểu
vấn đề từ
góc nhìn của người khác, chúng ta sẽ bớt
phán xét. Khi bớt
tranh cãi mà thay vào đó là thảo luận, bạn sẽ nhận ra không ai còn lên giọng và lấn át ai trong hội thoại nữa.
8. Ganbaru – Làm hết sức
Đây có thể nói là một khái niệm của riêng Nhật Bản, bởi bạn sẽ
không thể tìm ra một từ có nghĩa tương đương với Ganbaru trong
tiếng Anh hay
tiếng Việt. Hầu hết chúng ta đều nhanh chóng
bỏ cuộc với những
công việc yêu cầu nhiều
thời gian,
tiền bạc và công sức hơn dự tính. Ở Nhật thì người lại, người ta thường
mong đợi sự
cố gắng tới cùng chỉ vì một
kỳ vọng duy nhất là “đã cố gắng hết sức mình”. Dù kết
quả có ra sao, mỗi người Nhật đều thấm nhuần
tư tưởng “Ganbaru” – cố gắng hết sức mình khi làm mọi việc.
9. Nguyên tắc cam kết
Khi người Nhật nói họ sẽ
làm việc gì đó, họ thực sự suy nghĩ như vậy và họ sẽ không quên. Khi được mời tới một sự kiện, họ cảm thấy nghĩa vụ phải có mặt. Nếu họ nhận lời thì dù trời mưa như trút thì họ vẫn sẽ có mặt. Người Nhật không chấp nhận hành động “cho leo cây”, vì thế hãy gọi điện trước để thông báo nếu bạn vắng mặt.
10. Thanh lịch, nho nhã
Để miêu tả người Nhật với một từ, có lẽ “thanh lịch” là từ thích hợp nhất. Mọi tầng lớp xã hội đều hành xử lịch thiệp và nho nhã từ
việc nhỏ như cúi chào để tỏ lòng
kính trọng, chỉ hướng bằng cả bàn tay chứ không dùng 1 ngón trỏ. Những
hành vi nhỏ nhất như đưa
đồ ăn bằng 2 tay,
cười tươi khi
chào hỏi đều xuất phát từ sự tôn trọng, lịch sự và
tinh tế.
11. Đúng giờ
Người Nhật luôn luôn đúng giờ. Đó là điều khẳng định sự tôn trọng với người được hẹn và chính bản thân bạn. Đúng giờ sẽ khiến mọi thứ hoạt động chắc chắn và hiệu quả hơn.