Bí quyết làm việc ít, năng suất cao của người Đức

11/11/2015   2.973  4.5/5 trong 4 lượt 
Bí quyết làm việc ít, năng suất cao của người Đức
Mỹ vẫn được xem là nước có nền khoa học kỹ thuật tiên tiến, năng suất lao động cao trên thế giới. Thế nhưng gần đây, ngay cả người Mỹ cũng phải cảm thấy nể phục người Đức khi biết rằng người Đức có kỷ luật lao động tốt và năng suất lao động rất cao.


Nước Đức chính là cái nôi của nền công nghiệp châu Âu, là nhà sản xuất hàng đầu các sản phẩm chất lượng cao xuất sang các nước trên thế giới. Chính nước Đức đã cứu khu vực đồng Euro thoát khỏi đổ vỡ vào năm 2012 khi khủng hoảng tài chính nổ ra.
 
Người lao động Đức cũng được bảo vệ tốt nhất và có thời gian làm việc ít hơn so với người lao động của các nước. Họ làm việc trung bình 35 giờ mỗi tuần nhưng lại có năng suất lao động cao hơn nhiều so với thế giới. Lý do nằm ở đâu?
 

1. Giờ làm việc nghĩa là giờ làm việc

 
Một chân lý rất đơn giản, nhưng không phải nền sản xuất nào cũng "thấu" được chân lý này. Trong văn hóa doanh nghiệp của Đức, khi một công nhân làm việc, họ chuyên tâm vào công việc hơn bất cứ một thứ gì khác.
 
Lướt facebook, tán chuyện với đồng nghiệp và sau đó vẽ lăng nhăng ra giấy khi thấy sếp bước vào phòng đều bị xem là những hành vi không thể chấp nhận đối với người lao động ở Đức.
 
Đối với các nước công nghiệp khác, thói quen chuyên tâm công việc có thể được rèn giũa qua người quản lý, nhưng đối với người Đức, đây được xem như bản tính vốn có.
 
Trong bộ phim tài liệu "Hãy biến tôi thành một người Đức" của BBC, một phụ nữ Đức trẻ đã lý giải cú sốc văn hóa mà cô gặp phải trong một chuyến trao đổi công việc ở Anh: "Tôi đến Anh trong một chuyến trao đổi công tác… Tôi ở trong văn phòng và thấy người ta nói chuyện suốt cả buổi về những thứ rất riêng tư, chẳng hạn như tối nay bạn sẽ làm gì, rồi họ uống café suốt cả buổi".
 
Người Đức không như vậy và họ cảm thấy ngạc nhiên về những điều đó.
 

2. Đánh giá cao việc hướng tới mục tiêu, làm việc trực tiếp

 
Văn hóa doanh nghiệp Đức có tính tập trung cao và giữ các mối liên lạc công việc trực tiếp. Các công nhân có thể trực tiếp phản ánh với giám đốc về một sản phẩm, sử dụng ngôn ngữ công việc một cách thẳng thắn mà không phải đề cao những ngôn từ văn hoa lịch sự mất thời gian.
 
Chẳng hạn, một người Mỹ sẽ nói: "Thật tuyệt vời nếu anh có thể nộp báo cáo cho tôi trước 3 giờ chiều". Trong khi đó, một người Đức sẽ nói: "Tôi cần báo cáo trước 3 giờ chiều".
 

3. Cuộc sống ngoài công việc

 
Chính vì giờ làm việc được tập trung vào công việc nên giờ nghỉ đối với người Đức cũng thực sự là giờ nghỉ.
 
Người Đức thường tách bạch giữa công việc và cuộc sống riêng tư. Thậm chí Chính phủ Đức còn đang xem xét một lệnh cấm những thư điện tử liên quan đến công việc được gửi cho người làm sau 6 giờ chiều, nhằm tránh sự lạm dụng các phương tiện điện tử làm ảnh hưởng đến giờ nghỉ của nhân viên.
 
Nhờ có năng suất lao động cao, người Đức cũng được hưởng nhiều ngày nghỉ mà vẫn được trả lương, lên tới 25 - 30 ngày Euro/năm. Nới rộng số ngày nghỉ được trả lương nghĩa là các gia đình có thể sắp xếp thời gian tới gần cả tháng ở bên nhau, cùng đi du lịch mà không phải bận tâm nhiều với công việc. Và đây cũng là cách để họ sẽ chú tâm với công việc, nâng cao năng suất lao động hơn sau mỗi kỳ nghỉ.

Quảng cáo

Sưu tầm

Người đăng

Bảo Mi

Bảo Mi

Chia sẻ là cách tốt nhất để học và làm cuộc sống tốt đẹp hơn.


Là thành viên từ ngày: 26/07/2015, đã có 1.689 bài viết

Tài trợ

BÌNH LUẬN

Bạn cần đăng nhập để bình luận.
No Avatar

Chưa có bình luận nào cho bài này, tại sao bạn không là người đầu tiên nhỉ?

Bài viết khác

Nếu cứ không làm gì cả đời bạn sẽ mãi dậm chân tại chỗ mà thôi
Hãy hình dung: Bạn đang có một danh sách rất dài những việc cần làm và hàng trăm mục tiêu mà bạn đang cố gắng đạt được. Bạn biết bạn cần phải thực hiện nó nhưng bạn cảm thấy không có hứng thú làm bất cứ việc gì cả. Thật khó để tập trung và bạn thì lại không có một chút ...

5 bước tiếp cận công việc giúp thành công dễ dàng Warren Buffett dạy bạn
Ai cũng có rất nhiều công việc, ước mơ cần được thực hiện để thành công, thế nhưng ít ai có được sự tập trung như Warren Buffett để gặt hái được điều này.

Muốn thành công hay giàu có, hãy từ bỏ ngay thói quen phàn nàn
Phàn nàn là thứ hầu như ai cũng gặp phải, nhiều người biến nó thành thói quen không tốt, thế nhưng phàn nàn quá nhiều mà không giải quyết vấn đề sẽ khiến con người lún sâu hơn vào vũng bùn do chính họ tạo nên.

Có thể bạn cần

Những dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc kẹt trong tư duy lối mòn

Những dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc kẹt trong tư duy lối mòn

Đôi khi, các hoạt động hàng ngày làm chúng ta cảm thấy thoải mái vì đã quen với chúng. Dần dần, chúng sẽ biến thành một thói quen nhàm chán, làm mất dần sự hứng thú với cuộc sống hay còn gọi là “tư duy lối mòn”.

Liên kết logo

Bàn phím trong mơ