Tôi thấy nhiều người
kiếm tiền hàng chục triệu mà tháng nào cũng kêu
đói, kêu thiếu
tiền. Trong khi đó,
lương tháng tôi
được 5 triệu, mỗi tháng tôi chỉ bỏ ra 3 triệu để
chi tiêu cho nhà cửa,
ăn uống,
giải trí. 2 triệu còn lại tôi
tiết kiệm để phòng khi có việc hoặc gửi về cho gia đình ở quê.
Trước đây, tôi cũng giống như nhiều độc giả, lương tháng kiếm bao nhiêu đều tiêu hết, hễ cứ đến cuối tháng lại
vay mượn để qua ngày. Tháng này gối đầu tháng sau, cứ vậy, tôi không thoát ra khỏi vòng luẩn quẩn vay mượn
do chính mình tạo ra. Sau đó, cô
bạn thân của tôi, vốn làm công nhân ở Bắc Giang, đi làm được khoảng 2 năm vậy mà để ra gần 20 triệu. Thấy tôi
than vãn, cô
bạn trách tôi và khuyên tôi phải tiết kiệm dần, vì sau này
cuộc sống không chỉ quanh quẩn tiền nhà, gạo, mắm muối mà còn nhiều việc khác như ốm đau, cưới hỏi,
ma chay…
Tôi cùng với 3 người bạn thuê chung một căn nhà 2 triệu. Như vậy, tiền phòng cùng điện, nước, mạng trung
bình mỗi tháng hết 900.000 đồng/ tháng. Khó nhất là khoản
ăn uống, nhưng chúng tôi đều quán triệt chỉ ăn 80.000 đồng/ngày.
Nghĩa là mỗi tháng sẽ du
di từ 600.000-700.000 đồng tiền ăn/tháng/ người. Mặc dù số tiền ít ỏi nhưng chúng tôi vẫn cân đo, đong đếm chi tiêu đủ và thức ăn phong phú từ thịt đến
cá, tôm, mực…
Vì làm
văn phòng nên chúng tôi chỉ
tập trung nấu buổi tối và nấu cho cả bữa sáng, bữa trưa ngày hôm sau. Tôi là người phụ trách đi chợ. Nếu ngày hôm nay ăn thịt cá, thì bữa sau sẽ ăn “nhạt” hơn để cân bằng
dinh dưỡng. Nhờ
chịu khó đi chợ đầu mối nên thức ăn thường rẻ hơn những chợ nhỏ khác nên việc mua
đồ ăn tươi ngon mà rẻ là
bình thường.
Lấy thí dụ: Môt ngày, tôi
có thể mua 3 lạng mực nhỏ mà hết có 20.000 đồng, mua 2 củ hành tây + gia vị chế biến với mực là 10.000 đồng, cá nục 20.000/kg,
rau củ
quả 15.000 đồng, một lạng thịt nạc 8.000 đồng nấu canh. Vậy là chúng tôi đã có món mực xào hành tây, canh thịt cùng vài lát cá nục rán cho bữa tối. Bữa sáng và trưa là cá nục kho và rau luộc. Tổng chi tiêu 3 người cho là 73.000 đồng/ngày.
Đối với ngày ăn “nhạt”, tôi mua 5 thanh đậu 10.000 đồng, trứng 6 quả 18.000 đồng, rau củ quả (cà chua, cà rốt, mướp đắng, rau cải) khoảng 20.000 đồng, chả cá 12.000 đồng, dưa chua 5.000 đồng. Tôi sẽ có bữa tối với đậu chiên chấm mắm chanh ớt, 2 trái trứng xào mướp đắng + cà rốt, canh trứng cà chua. Bữa sáng trứng xào mướp đắng (tôi mua khá nhiều mướp đắng mà), buổi trưa là chả cá xào dứa và rau cải luộc. Tổng chi tiêu là: 65.000 đồng/ngày.
Mỗi ngày tôi sẽ
linh hoạt các món ăn, cứ một ngày ăn thịt, cá, một ngày sẽ chuyển
sang ăn đậu, lạc… Cứ như vậy, tiền ngày này sẽ bù trừ cho tiền ngày hôm sau, chi tiêu trung bình là 80.000 đồng/ngày kể cả gạo, mắm, muối, đường, gas…
Vậy là tiền ăn, tiền nhà tôi chi tiêu hết khoảng 1,6 triệu. Tôi vẫn còn dư 1,4 triệu. Tôi dành ra mỗi tháng 400.000 đồng để
mua sắm, quần áo, giày dép, sữa tắm,
mỹ phẩm, dầu gội… thứ nào thiếu thì tôi mua, mỗi tháng mua một ít chứ không mua dồn trong một tháng. Do tôi và một chị làm cùng
công ty nên tiền xăng trung bình mỗi tháng là 150.000 đồng/tháng (đi chung
xe mà). Số tiền còn lại (850.000 đồng) tôi sử dụng để đi chơi, cafe với
bạn bè khi cần thiết…
Như vậy, với 3 triệu/tháng tôi thấy vẫn
sống thoải mái với bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, bạn
bè sum vầy.
Tôi nghĩ, cuộc sống của chúng ta có thoải mái được
hay không phụ thuộc rất nhiều vào cách chi tiêu của mỗi người. Tại sao có người kiếm nhiều tiền mà cả chục năm vẫn không mua được nhà, tại sao có người kiếm vừa phải mà sau chục năm họ vẫn gom góp mua được nhà cửa, sắm này, sắm nọ… Chúng ta dù có kiếm được nhiều tiền, mà không biết cách chi tiêu thì cũng giống như “gió vào nhà trống”, cuộc sống vẫn chỉ biết hôm nay, lo
ngày mai.
Tôi
hy vọng những
chia sẻ của tôi sẽ giúp ích cho những bạn có mức lương tương đối thấp nhưng mà vẫn có thể
sống tốt, có chút tiền tiết kiệm làm vốn. Vì cuộc sống này, không phải ai cũng kiếm tiền
giỏi nên nếu chúng ta chưa thể kiếm nhiều tiền thì hãy cứ là người chi tiêu giỏi đã.