1. Thiền
Theo nghiên cứu của Trung tâm Thông tin Công nghệ Sinh học Quốc gia (NCBI), việc tĩnh tâm, tập trung hoàn toàn trong khoảng
thời gian nhất định sẽ giúp bạn bớt lo lắng và trầm cảm.
2. Dành thời gian ra ngoài
Trong thí nghiệm được thực hiện trên hai nhóm sinh viên, các nhà khoa học đã phát hiện ra những sinh viên trải qua hai đêm dưới những tán cây có mức cortisol - một loại hormone thường xuất hiện lúc chúng ta cảm thấy căng thẳng - thấp hơn so với nhóm sinh viên sống hai đêm trong thành phố.
Do đó, cố gắng dành thời gian trong ngày ra ngoài hít thở không khí trong lành sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.
3. Tham gia hoạt động văn hóa
Hơn 500.000 người trưởng thành tại Na Uy mới đây đã tham gia một bài kiểm tra đo mức độ lo lắng, trầm cảm và mức hài lòng vào cuộc sống.
Kết quả cho thấy, những người nhiều các hoạt động văn hóa, như diễn kịch, tham gia câu lạc bộ,... lại ít lo âu và trầm cảm hơn, cũng như hài lòng hơn với
cuộc sống so với những người khác.
4. Cho tiền người khác
46 người tham gia một khảo sát năm 2008 đã được phát cho phong bì đầy tiền, một nửa trong số đó được chỉ định tiêu tiền cho bản thân và số còn lại góp tiền vào quỹ từ thiện hoặc tặng quà cho những người quen. Sau đó, vào cuối ngày các tình nguyện viên sẽ ghi lại mức
hạnh phúc của mình - lúc trước khi nhận tiền và sau khi tiêu tiền.
Từ đó, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra những người dùng tiền của mình cho người khác lại cảm thấy hạnh phúc hơn so với những người tiêu số tiền đó cho chính mình.
5. Hoạt động tình nguyện
Làm tình nguyện là một trong những hoạt động quan trọng giúp phát triển sức khỏe tâm lý con người, theo một báo cáo tổng hợp dựa trên 40 nghiên cứu thực hiện từ năm 1996.
Cụ thể, theo các nhà nghiên cứu, nhiều tình nguyện viên sau khi tham gia các hoạt động cộng đồng có mức độ hài lòng cuộc sống cao hơn người khác, đồng thời giảm bớt nguy cơ bị trầm cảm và thậm chí giảm nguy cơ tử vong do mắc các bệnh về tâm thần.