Cái tôi khiến con người không thể an nhiên tự tại

14/11/2018   4.208  2.85/5 trong 7 lượt 
Cái tôi khiến con người không thể an nhiên tự tại
Con người ai cũng khao khát tự do, loại tự do này không những bao gồm tự do về thân thể, mà còn cả về tinh thần. Có được tự do, thì trong lòng con người mới có thể cảm thấy thoải mái và vui vẻ.

 


Một người có tự do về thân thể chưa chắc sẽ dễ dàng có được sự tự tại về tinh thần
 

Bởi vậy cho nên, việc truyền thụ kiến ​​thức chỉ đóng một phần vai trò trong giáo dục truyền thống của phương Đông và phương Tây, còn việc dạy cho học sinh cách suy nghĩ thông qua những tư tưởng triết học của nhiều nhà hiền triết cổ đại mới là phần quan trọng.
 
Tất cả các thuyết về sự lý viên dung của phương Đông, đồng tiền có hai mặt của phương Tây…, đều giúp cho con người được trau dồi tư duy cởi mở, khách quan và lý trí từ lúc tuổi còn nhỏ. Người càng khách quan, càng có khả năng làm chủ nhân thật sự của chính bản thân mình.
 
Tuy nhiên, một người có tự do về thân thể chưa chắc sẽ dễ dàng có được tự do về tinh thần. Con người thường sống trong không gian tưởng tượng của riêng mình, và vẽ nên những ngục tù cho chính mình bằng các quan niệm khác nhau. Những quan niệm này đa sắc đa dạng, nhưng tất cả chúng đều nhằm mục đích bảo vệ lợi ích của bản thân, hoặc những dục vọng mong cầu đạt được những thứ mình muốn.
 
Chữ “tôi” này đã khiến con người khó chịu, buông nó xuống không phải là xong rồi sao? Nhưng nói thì dễ, làm mới khó. Đến lúc chúng ta muốn thay đổi chính bản thân mình, thì bất kể là cái tôi nào, ai nấy cũng sẽ trở nên cố chấp, và kết quả là không có gì thay đổi được cả. Xem ra vấn đề có vẻ bắt đầu xuất hiện từ chỗ cố chấp.
 

Tại sao con người cố chấp? Tư duy trở nên cứng nhắc bởi trình độ nhận thức thấp và tầm nhìn hạn hẹp chính là nguyên nhân chủ yếu
 

Trình độ nhận thức càng thấp, tầm nhìn càng hạn hẹp thì tư duy sẽ càng thiển cận, độc đoán. Mô thức tư duy của người này bị cứng nhắc, và họ chỉ có duy nhất một chiều hướng suy nghĩ, nên chỉ có thể dùng quan hệ logic đơn giản để đưa ra phán đoán, sự phân tích logic thường chỉ là một đường thẳng, nhưng họ lại tự cho rằng bản thân mình suy nghĩ rất tỉ mỉ, đó là kết quả có được sau những “suy nghĩ cặn kẽ sâu sắc”. Nhưng nếu lý luận ngược lại hoặc nhìn lại từ một góc độ của người ngoài cuộc, thì sẽ dễ thấy rằng mọi chuyện không hoàn toàn như vậy.
 
Ví dụ, một số người cầm quyền rất quan tâm đến quyền lực trong tay mình, nên họ sợ mất đi nó. Nếu như họ đạt được vị trí của người lãnh đạo bằng cách phối hợp tốt với công việc của người khác, thì ở họ sẽ hình thành một ý nghĩ rằng, chủ động phối hợp tốt công việc của những người khác là để có được quyền lực, vậy thì khi họ nhìn thấy một người khác đang giúp đỡ mọi người cùng nhau làm việc, thì sẽ cho rằng người đó chắc chắn là có ý đồ, muốn thay thế vị trí của mình.
 
Nhưng thực ra nếu xem xét ngược lại vấn đề thì sao? Phối hợp làm tốt công việc có thể là vì nhiều mục đích khác nhau và các nhu cầu khách quan. Về cơ bản, thì phối hợp làm tốt công việc là để mọi người đều phát huy được hết khả năng của mình và hoàn thành công việc. Điều này không có dính dáng gì đến việc muốn trở thành một lãnh đạo.
 
Một số người thậm chí còn không có logic, mà cứ sống hoàn toàn trong thế giới tưởng tượng của chính mình, họ sống rất mệt mỏi vì cứ suy bụng ta ra bụng người. Biểu hiện điển hình là khi họ gặp phải những ý kiến bất đồng, họ rất nhạy cảm và cố chấp với quan điểm của bản thân, tự phụ, không sẵn lòng đồng cảm với người khác, họ không thể nhìn nhận lại bản thân mình và thay đổi góc nhìn một cách hiệu quả được.
 
Một người bị mắc kẹt trong thế giới chủ quan của bản thân mình thường cho rằng ý kiến ​​của người khác là một sự tấn công đối với họ. Thực ra thì, nếu họ có thể nhìn vào vấn đề một cách khách quan, thì sẽ coi những ý kiến ​​đó là nhắm vào sự việc hay con người. Nếu như mọi chuyện đạt được thành công, bản thân họ là một thành viên góp sức trong đó, thậm chí họ là lãnh đạo, thì có phải sẽ đạt được nhiều lợi ích hơn nữa không? Bỏ đi chấp niệm thì sẽ thoải mái hơn nhiều.
 
Đương nhiên là có một số người vốn dĩ không cố chấp, nhưng khi họ học cao đến một trình độ nhất định thì lại trở nên cố chấp. Loại người này cảm thấy bản thân mình rất có thành tựu, họ là lãnh đạo của một đoàn thể hoặc là chuyên gia trong một lĩnh vực nào đó. Ngay thời điểm đó, lòng khiêm tốn cầu tiến năm xưa của họ đã bị choáng ngợp bởi sự vinh quang đang bày ra trước mắt, và đôi tai biết lắng nghe những lời dạy và các ý kiến khác ​​đã bị những lời xu nịnh lấp đầy.
 
Nhưng nếu như họ có thể nhảy ra khỏi vị trí hiện tại của bản thân mình để nhìn ngắm thế giới rộng lớn ở mọi góc nhìn, thì sẽ thấy được rằng người này giỏi còn có người khác giỏi hơn, ngoài bầu trời này còn có bầu trời khác nữa.
 
Càng cố chấp, nội tâm càng đóng kín; nội tâm càng đóng kín, càng từ chối học hỏi, từ chối thông cảm và lắng nghe, rồi đến cuối cùng sẽ rơi vào cái vòng luẩn quẩn vì thiếu khả năng và sẵn sàng thông cảm thấu hiểu mà càng trở nên cố chấp hơn.
 
Ngược lại, những người càng học nhiều thì lại càng hiểu được rằng tri thức là vô biên, họ sẽ càng khiêm tốn và khách quan hơn. Họ có thể quan sát thế giới khách quan một cách thoải mái, và có khả năng thông hiểu nhìn nhận sự thật, họ cũng sẽ không lo lắng về những gì người khác làm có phải là nhắm vào mình hay không, mà tự chuốc lấy phiền muộn.

Quảng cáo

Theo Tinhhoa

Người đăng

Nguyễn Thị Hồng Đào

Nguyễn Thị Hồng Đào


Là thành viên từ ngày: 18/04/2016, đã có 852 bài viết

Tài trợ

BÌNH LUẬN

Bạn cần đăng nhập để bình luận.
No Avatar

Chưa có bình luận nào cho bài này, tại sao bạn không là người đầu tiên nhỉ?

Bài viết khác

Muốn bản thân mạnh mẽ hơn, hãy thôi mong chờ 6 điều này
Con người đau khổ, phiền não phần lớn nằm ở chỗ đã quá “kỳ vọng”. Khi kết giao với người, đừng quá kỳ vọng vào họ, như vậy cũng sẽ giảm bớt đi những khổ não không cần thiết.

21 câu hỏi quan trọng nhất của cuộc đời, trả lời được hết đời bạn sẽ đổi thay
Đặt câu hỏi đúng quan trọng hơn ngàn lần tìm câu trả lời đúng cho một câu hỏi sai. Câu hỏi phù hợp vào đúng thời điểm có thể giúp bạn nảy nảy sinh những câu hỏi tuyệt vời. 21 câu dưới đây, được nhóm thành 4 lĩnh vực chính sẽ có sức mạnh thay đổi mọi thứ bạn đang làm.

15 chân lý cuộc sống nhất định hiểu rõ
Cuộc sống muôn màu với nhiều điều thú vị nhưng cũng rất đơn giản để thấu hiểu. Những chân lý sống được đúc kết sẽ là những bài học quý giá để bản thân mỗi người hoàn thiện bản thân và đạt những điều mong muốn trong công việc và cuộc sống.

Có thể bạn cần

Lão hòa thượng và chậu hoa vỡ: “Ta trồng hoa không phải để tức giận”

Lão hòa thượng và chậu hoa vỡ: “Ta trồng hoa không phải để tức giận”

Yêu thương chỉ đơn thuần là yêu thương, đã yêu thương sẽ không có oán giận, hay nói đúng hơn oán hận xuất hiện khi yêu thương không còn. Điều đơn giản này không phải ai cũng có thể làm và thấu hiểu được…

Liên kết logo

Bàn phím trong mơ