Có thể bạn đang mắc phải Hội chứng lo âu tri thức

05/03/2016   3.381  4.5/5 trong 4 lượt 
Có thể bạn đang mắc phải Hội chứng lo âu  tri thức
Xã hội hiện đại giúp con người dễ dàng tiếp cận tri thức toàn diện về cuộc sống, nhưng cũng chính điều này lại dẫn đến hệ quả đáng ngại khi có không ít người đã và đang rơi vào "Hội chứng lo âu tri thức".

Người mắc “hội chứng lo âu tri thức” đại đa số thuộc nhóm người có học thức cao hoặc những người được xem là sống thiên về lý trí. Do việc dung nạp tri thức và thông tin quá mức, thêm vào là tâm trạng lo âu thái quá đối với tình hình sức khỏe của mình, họ thường rơi vào trạng thái không tự chủ mà liên tưởng đến lượng thông tin khổng lồ liên quan đến kiến thức về sức khỏe và trị liệu. Hệ quả kéo theo sau đó là họ quan sát bản thân với sự âu lo, cảm thấy sợ hãi về bệnh tật và sinh ra những hoang tưởng khổ sở.

1.   Nguyên nhân dẫn đến “hội chứng lo âu tri thức

Trong quá trình chẩn đoán, các bác sĩ tâm lý thường gặp phải một hiện tượng đang dần phổ biến: Những người ở độ tuổi từ 25 đến 45,họ có học thức cao hay theo đuổi ngành nghề chuyên về công nghệ kỹ thuật tiên tiến, đặc biệt là những người thường tiếp xúc và xử lý một lượng thông tin nhiều v.v… sẽ đột phát một hội chứng kỳ lạ. Đó là: họ không hề có bất cứ thay đổi bệnh lý nào, các cơ quan trong cơ thể cũng không có triệu chứng bất thường, và bệnh trạng của họ thường phát sinh có khoảng cách, thời gian phát bệnh không nhất định. Chỉ biết là họ có những triệu chứng mang tính đột ngột như khó thở, buồn nôn, thần kinh suy nhược, mệt mỏi v.v… Ở nữ giới còn có thêm hiện tượng mất kinh hoặc thống kinh. Các chuyên gia tâm lý nhận định đây là một kiểu trở ngại tâm lý kéo theo sinh lý, có thể gọi nó là “hội chứng lo âu tri thức” hoặc “hội chứng lo âu thông tin”.
 
Cho văn minh nhân loại, cũng là nguồn sáng tạo và tạo ra sự giàu có. Tuy nhiên ở một phương diện khác, văn minh và khoa học kỹ thuật cũng khiến tâm hồn con người trở nên chật chội và cô độc hơn. Cái gọi là “hội chứng lo âu tri thức” cũng chính là “sản vật” do thời đại này sinh ra, là một hình thức dị hóa của chứng lo âu. Do sống trong môi trường luôn biến đổi không ngừng với một tiết tấu ngày càng nhanh, rất nhiều người cảm thấy mơ hồ về tương lai, thậm chí là tràn đầy sợ hãi. Trạng thái này tất yếu sẽ tạo thành căng thẳng tâm lý, lo lắng hồi hộp, nghiêm trọng hơn còn kéo theo hàng loạt các phản ứng sinh lý của cơ thể, chẳng hạn nhiều người đột nhiên mắc các hành động mang tính lặp lại như rửa tay liên tục, mất ngủ thường xuyên hay chán ăn v.v… Hội chứng này nếu không kịp thời phát hiện và điều chỉnh sẽ gây tổn hại cho tinh thần và sinh lý con người.
 
Nhìn từ góc độ cuộc sống thường nhật, những người hằng ngày thích xem tivi, nghe đài phát thanh, đọc báo, hay thích “cắm rễ” trong thư viện, nhà sách, hoặc dành hàng giờ để lên mạng Internet đọc tin tức, tài liệu đều là những đối tượng dễ rơi vào “bệnh lo âu” này. Hội chứng ngày càng phổ biến này ngầm phát tác từ chỗ con người tiếp thu một lượng lớn thông tin dẫn đến bắt đầu hoang mang về chính cơ thể, sức khỏe của mình. Họ không ngừng lo lắng, rồi tiếp tục tìm kiếm thông tin và càng lún sâu vào những “bệnh” mà họ đang “cảm giác” mình cũng mắc phải như thông tin đã nói. Dần dần từ chỗ trở ngại tâm lý khiến cho cơ thể cũng phản ứng tiêu cực theo. Thếlà họ suy ra đúng thật là mình mắc bệnh, trong khi trên thực tế có thể đấy chỉ là “hội chứng lo âu tri thức” mà thôi.

2. “Hội chứng lo âu tri thức” nghiêm trọng có thể sẽ dẫn đến bệnh tâm lý

Về chủ quan, hội chứng này là sự căng thẳng và phản ứng quá mạnh của hệ thần kinh tự chủ,  một sự lo lắng không tên đối với tương lai và cả sự cảnh giác thái quá. Còn xét về mặt khách quan, nó phải có tính liên tục nhất định, thông thường phản ứng này nếu kéo dài trên hai tuần thì mới có thể gọi là “hội chứng lo âu tri thức”.
 
Tuy sự lo lắng quá mức đối với những tri thức và thông tin cập nhật sẽ gây ra nguy cơ rất lớn, tuy nhiên đối với sự ham học hỏi và hoàn thiện bằng một vốn tri thức ở mức phù hợp thì không thể phủ nhận được. Khả năng thích ứng với áp lực của con người kỳ thực cũng tăng dần theo sự tiến hóa của xã hội. Mấu chốt ở đây là mỗi người phải biết cách chọn lọc thông tin và tri thức hữu ích dành cho mình, biết đánh giá và xử lý chúng ở phương diện tích cực nhất để không khiến thần kinh gặp phải những trở ngại do hằng hà sa số những thông tin được dung nạp vào.
 
Một thực trạng đáng ngại hiện nay chính là nhóm người tri thức quan tâm đến cơ thể và sức khỏe của mình một cách quá mức đến nỗi có thể cho là “không cần thiết”. Từ sự quan tâm đặc biệt này dẫn đến khuynh hướng âu lo. Chẳng hạn sau một lần được chẩn đoán là cao huyết áp, có người sẽ bắt đầu đo huyết áp của mình hằng ngày, tìm đến các chuyên gia hoặc tra cứu thông tin trên sách vở, mạng Internet liên quan đến các bệnh về huyết áp, họ bắt đầu chúý từng thay đổi nhỏ của cơ thể dù cho nó không hề nghiêm trọng như họ nghĩ. Thậm chí có người còn “chịu không nổi” bởi những ám ảnh bệnh tật trong đầu, một mực yêu cầu bác sĩ phải cho thuốc hay điều trị, bất chấp lời khuyên lẫn tư vấn của người chuyên môn.
 
Khi đã có chướng ngại về tâm lý này, cơ thể họ sẽ thường xuyên rơi vào hiện tượng giống như có bệnh thật. Triệu chứng rất đa dạng, gồm có đau đầu, mỏi cổ, đau bụng, buồn nôn v.v… Có thể trên thực tế, thỉnh thoảng con người cũng có đôi chút cảm sốt hay khó ở nhưng đối với người đã rơi vào “hội chứng lo âu tri thức” thì mọi biến đổi nhỏ cũng chính là “bệnh nặng”. Sự sợ hãi khiến họ tiếp tục rơi vào mức độ nghiêm trọng hơn, đó là các bệnh tâm lý và thần kinh. Trường hợp kéo dài, có thể còn dẫn đến chứng bệnh hoang tưởng.

"Hội chứng lo âu tri thức" thật sự là một hiện tượng khá thú vị, phải không bạn? Nghe có vẻ như những người mắc phải "hội chứng" này đang cố gắng đạt đến một mức độ kiến thức hoàn hảo, nhưng lại vô tình khiến bản thân rơi vào một vòng luẩn quẩn của lo âu và hoang tưởng. Nó giống như bạn đang cố gắng download tất cả thông tin của Internet về não mình, nhưng rồi WiFi lại quá chậm, khiến bạn cảm thấy bối rối và lo lắng về mọi thứ chưa được download!
 
Điều quan trọng là phải nhận ra rằng, dù việc trau dồi kiến thức là tốt, nhưng việc cân nhắc giữa lượng thông tin chúng ta tiếp nhận và khả năng xử lý thông tin đó của bản thân là rất quan trọng. Có lẽ, những người mắc “hội chứng lo âu tri thức” cần phải học cách "unsubscribe" khỏi một số kênh thông tin và tập trung vào việc "stream" trạng thái bình yên cho tâm trí. Nó như là việc bạn phải tắt bớt một số tab trên trình duyệt để máy tính chạy mượt mà hơn vậy!

Quảng cáo

Sưu tầm

Người đăng

Bảo Mi

Bảo Mi

Chia sẻ là cách tốt nhất để học và làm cuộc sống tốt đẹp hơn.


Là thành viên từ ngày: 26/07/2015, đã có 1.689 bài viết

Tài trợ

BÌNH LUẬN

Bạn cần đăng nhập để bình luận.
No Avatar

Chưa có bình luận nào cho bài này, tại sao bạn không là người đầu tiên nhỉ?

Bài viết khác

Mẹo để hơi thở thơm tho sau khi ăn trưa cho dân văn phòng
Không phải tự nhiên mà điều này lại trở thành mối quan tâm đặc biệt của dân văn phòng. Sau bữa ăn trưa, ai cũng muốn nói lời chào tạm biệt với mùi thức ăn để có hơi thở tự tin. Đây là cách mà mình vẫn hay áp dụng, mọi người thử xem sao.

Ngủ hay thức?
Trí thức tức có trí và có thức, tức có thức thời và hành động để tạo ra thành tựu. Còn cái gì cũng biết mà hem có chịu làm, hem có cơ ngơi thành tựu gì, thì gọi là trí ngủ.

Dượng Tony

5 bài tập giúp bạn kiểm tra mình có còn trẻ hay không
Rất nhiều người trong chúng ta không biết mình đang mất dần sự linh hoạt của cơ thể và dưới đây là 5 bài tập để giúp bạn kiểm tra ngay.

Có thể bạn cần

Kiểm soát được cái miệng của mình chính là một loại mỹ đức

Kiểm soát được cái miệng của mình chính là một loại mỹ đức

Cổ nhân thường nói: “Bệnh từ cái miệng mà vô, họa cũng từ cái miệng mà ra”, bởi vậy một người có trí tuệ chính là phải biết kiểm soát được cái miệng của mình, đó cũng là một đức tính tốt đẹp cần tu dưỡng.

Liên kết logo

Bàn phím trong mơ