Ở VN cũng có hiện tượng này đó là
Tony, đã mấy lần
đọc xong 2 tác phẩm của mình rồi hỏi mấy đứa
con dượng "tác giả là ai viết mà
hay quá vậy? Dượng muốn
tò mò coi mặt". Cái tụi nhỏ lấy cái gương tới
cho coi, nói mặt ổng nè, cũng
bình thường chứ có
đẹp đẽ chi mô mà tự ca ngợi miết. Đi khám
bác sĩ thì họ nói
Tony bị Alzheimer, chứng
mất trí nhớ do già, chứ hem phải bút thần bút thèo gì.
Với văn học
Trung Quốc, ngoài
Tam Quốc, Thủy Hử, Hán Sở Tranh Hùng, Đông Chu Liệt Quốc, Hồng Lâu Mộng... bị papa bắt đọc hồi bé, đọc cho biết, Tony không thích ai trong các nhân vật ở đó, kể cả Khổng Minh. Tony không thích các
tư tưởng nhỏ hẹp, chung quy chỉ vòng vèo những
mối quan hệ tham-sân-si và mưu kế của
trí khôn Trung Hoa cổ đại, khá xa lạ với tư
tưởng phóng khoáng phương Tây mà Tony tiếp nhận sau này. Một
ví dụ như Lưu Bị, một người
được trí thức nho học hàng ngàn năm nay xem là "
tài đức vẹn toàn", nhưng thật ra, theo quan điểm của
văn minh hiện đại, Lưu Bị chỉ là người
đạo đức giả để mưu cầu
lợi ích riêng mình. Ông hay
khóc để lấy nước mắt làm vũ khí
tình cảm với
nhân viên. Rồi đỉnh điểm là
hành động "ném con giữ tướng" rất thô
bỉ (khi Triệu Vân phá vây cứu
con trai ông là A Đẩu, khi gặp lại, Lưu Bị ném A Đẩu xuống đất và nói "vì mày mà ta suýt mất 1 đại tướng" khiến Triệu Vân
cảm động không nên lời, thề sẽ lấy
mạng sống bảo vệ Lưu Bị). Với
giới trẻ Trung Quốc có tư tưởng
tiến bộ bây giờ, Lưu Bị không được xem là
người văn minh.
Với văn học Trung Quốc hiện đại, Tony chỉ đọc qua 1 ít và cảm thấy không thích, cũng lý do như trên. Chỉ có
Tây Du Ký và Tru Tiên là 2 tác phẩm văn học Trung Quốc được Tony mua về, bọc bìa
cẩn thận, đọc đi đọc lại cả trăm lần không
chán. Vì nó kích thích sự tưởng tượng phóng khoáng tầm
vũ trụ,
kể chuyện thần tiên nên đêm
ngủ mơ thấy bay lượn trên không trung rất
thú vị. Các
bạn muốn làm nghề quy hoạch,
kiến trúc,
doanh nhân, trí thức….càng phải đọc Tru Tiên để
tư duy phóng khoáng. Các bạn nên mua bản giấy, vì nó được biên tập
tốt cho tư duy hơn là bản online (
Cà phê cùng Tony và
Trên Đường Băng, bản giấy cũng khác bản trên mạng, các bạn nên mua bản giấy nếu thuộc "cộng đồng
văn hóa đọc").
Đầu tư cho
sách thì
đừng có
tính toán,
đầu óc hẹp hòi khó làm nên
nghiệp lớn.
Truyện Tru Tiên xoay quanh
cuộc đời của Trương Tiểu Phàm, một
cậu bé tư chất ngờ nghệch,
chậm chạp. Số phận trêu ngươi, họ Trương vào vòng xoáy của chính, của tà. Rồi mới nhận ra là trong chính vẫn có tà, trong tà vẫn có chính. Chính hay tà là do
nhận thức của
con người mà thôi. Anh không theo phe nào, trung dung,
tự lập vì nhận ra
bản chất của
cuộc sống. Anh theo
tôn giáo của riêng mình. Đó là nhận thức cái gì sai, cái gì đúng. Anh trở thành vĩ đại và số 1.
Trương Tiểu Phàm chỉ bị che lấp
lý trí trước tình
yêu. Con tim có lý lẽ riêng không ai hiểu, và với anh, tình yêu là tôn giáo duy nhất. Đọc Tru Tiên, chúng ta mới thấy được một người
đàn ông cần gian nan như thế nào để
có thể trưởng thành. Ở Trung Quốc, nhiều bạn
trẻ tuyên bố trên mạng
xã hội”
nhà tôi quá
giàu có, quá đủ đầy, lại chỉ có mình tôi. Tôi không thấy đời có gì
vui. Rồi đến khi đọc được Tru Tiên”. Đọc để biết trong những người quen, mình cần vài
người yêu. Trong vài người yêu, chỉ cần 1 người hiểu. Bất chấp giới tính, tuổi tác, màu da, chủng tộc,
ý thức hệ. Có người hiểu mình và mình hiểu họ, đã là quá đủ để
sống 1 cuộc đời
ý nghĩa.
Tru Tiên không phải là truyện kiếm hiệp, truyện thần tiên…mà thật ra là truyện tình yêu và truyện trưởng thành. Người đọc
tinh tế lắm mới nhận ra vậy.