Một buổi khuya cách đây hơn một năm, cửa sổ messenger trên máy tính của tôi bật sáng, một
câu hỏi được gửi đến từ một nickname lạ: “
Thầy ơi,
con có thể trò chuyện cùng thầy một chút được không ạ”.
Đó là câu hỏi mở đầu
cho cuộc trò chuyện giữa tôi - người viết bài này - và một cô bé 13 tuổi,
học sinh lớp 8 của một trường thuộc trung
tâm thành phố.
“Cho hay không cho”
Cô bé biết tôi vì đã từng nghe tôi
nói chuyện về
vấn đề “
cạm bẫy của
tuổi teen”, và cô bé tìm đến tôi như tìm đến một người
bạn lớn tuổi có thể trò chuyện hết lòng mà không
sợ bị la rầy hay trách phạt.
Vấn đề cô bé đang muốn
chia sẻ - theo như lời cô bé - thì nhỏ thôi, chuyện “cho hay không cho thôi thầy ạ”. Tóm tắt thế này: cô bé có “anh
yêu” là
học sinh lớp 11, quen nhau được hơn sáu tháng, từng nhiều lần đi chơi chung, đi xem
phim, đi bơi chung với nhau.
Cả hai cũng đã có những cử chỉ
thân mật tăng dần theo cấp độ: nắm tay, khoác vai,
ôm nhau, hôn nhau và hôm nay trong một quán
cà phê không đèn, “anh ấy đã có những đụng chạm đến các phần đó của cháu. Anh ấy cũng muốn cháu đụng chạm đến chỗ đó của anh ấy, và anh ấy muốn cháu lần sau sẽ “làm chuyện đó” để thể hiện chúng cháu yêu nhau hết mình...”.
Nghe cô bé kể từng chi tiết sự việc, mồ hôi trán tôi nhỏ giọt trên bàn phím máy tính. Tôi hỏi lại cô bé cảm giác và
suy nghĩ của con về vấn đề đó như thế nào, con có cảm thấy
khó chịu gì không?
Cô bé
hồn nhiên: “Dạ không khó chịu gì đâu ạ, con thích được như thế vì anh ấy làm như vậy chứng tỏ là anh ấy yêu con lắm, thích con lắm và thấy anh ấy nhìn con với
ánh mắt năn nỉ, van xin nên con thương và cho ảnh làm như vậy.
Con chỉ thắc mắc là có nên cho anh ấy “làm chuyện đó” với con ngay lúc này không vì con thấy ảnh cũng tội tội lắm ạ”.
“Yêu hết mình”?
Có lẽ câu chuyện của cô bé 13 tuổi này không phải là trường hợp
cá biệt trong
cuộc sống hôm nay. Vấn đề không chỉ là ở thành phố mà ngay cả tại nông thôn cũng đang ở mức độ báo động.
Các
trẻ em gái của chúng ta đang vô tư “cho” vì nghĩ rằng mình “yêu hết mình”, “chứng
tỏ tình yêu hết mình” mà các em hoàn toàn không biết rằng mình đang bị xâm hại một cách tự nguyện.
Các em không hề biết rằng với việc “cho không” của mình đã đẩy các bạn nam yêu dấu của mình vào sau
cánh cửa nhà giam với những tội
danh được quy định rất rõ trong Bộ luật hình sự: có
hành vi dâm ô với
trẻ em, hiếp dâm trẻ em hoặc giao cấu với trẻ em...
Tất nhiên, những lời rao giảng đó không hề sai, nhưng hình như mọi người
quên đặt một cái
giới hạn cho việc thể hiện
cái tôi, thể hiện sự “quyết đoán” cho
các bạn trẻ của chúng ta ở một lứa tuổi mà dù có to xác đến đâu vẫn có những phút giây “
ăn chưa no, lo chưa tới”.
Được tiếp cận với những “
tư tưởng hiện đại” như thế, nên các bạn tuổi teen của chúng ta ngày càng mạnh dạn hơn trong việc “tình cho không biếu không”, càng tin rằng các bạn làm như thế là đang thể hiện tôi hiện đại, tôi
trưởng thành, tôi dám quyết định về
số phận cuộc đời mình.
Chính vì vậy, nếu theo dõi trên các phương tiện thông tin đại chúng trong
thời gian hai năm trở lại đây, chúng ta sẽ thấy có rất nhiều câu chuyện thuộc thể loại “
cười mà
buồn” của các bạn trẻ tuổi teen.
Những câu chuyện mà sau khi cười thì mỗi
người lớn chúng ta lại phải
đau lòng đặt ra câu hỏi: “Tại sao điều đó lại xảy ra
đơn giản dễ dàng như thế”?
Chuyện một cô bé lớp 6 ở một quận thuộc TP.HCM đã vô tư “cho”
ba sinh viên thuộc hai trường
đại học khác nhau vào tù sau một buổi dạo mát ở hồ đá, đơn giản chỉ vì “con thấy mấy ảnh xin thì con cho thôi, sao mấy chú lại bắt giam ảnh?”.
Hay chuyện một cô bé 14 tuổi ở một tỉnh
miền Tây ở một góc sân
vận động với một chàng trai, một chàng trai khác đi ngang qua nhìn thấy hỏi làm chuyện gì đấy? “Đang thi đấu”.
“Thi đấu
vui không, cho anh thử với?”. “OK, thích thì vào”. Sáng hôm sau cô bé vẫn vô tư đi
ăn sáng, thản nhiên đùa nghịch cho tới khi sự việc bị vỡ lở và hai chàng trai bị bắt tạm giam vì vi phạm luật hình sự...
Và còn nhiều câu chuyện như thế, những câu chuyện “bị
mất tích”, “bị
bắt cóc” rộ lên gần đây ở một vài tỉnh miền Đông Nam bộ, miền Tây sông nước với những nữ sinh lớp 8, 9, 10, 11, 12 mà lúc đầu ai cũng nghĩ rằng bị bắt cóc, bị
lừa gạt bán ra nước ngoài...
Nhưng cuối cùng sau vài tháng tìm kiếm, công an đã “giải cứu”
thành công các
cô gái ấy trong vòng tay của những “anh yêu dấu” phần lớn là quen qua mạng và có chung một câu
trả lời:
“Con trốn đi vì con yêu và muốn thể hiện tình yêu của con với anh ấy”.
Người lớn sai gì?
Vậy đó, đôi lúc người lớn chúng ta đã quá đề cao vai trò “thể hiện cái tôi”, đặt quá nặng chuyện “dám quyết định về cuộc sống của chính bản thân mình” và “tình dục là chuyện nhỏ” trong
quá trình trò chuyện, dạy kỹ năng sống cho các em, mà quên mất yếu tố cốt lõi là các em phải được trang bị những
kiến thức cần thiết, những
hiểu biết hết sức
cơ bản về giới tính, về luật pháp, về những
quy tắc chuẩn mực cần có trong cuộc sống của xã hội loài người...
Chỉ khi nào các em được trang bị đầy đủ và biết sử dụng thành thạo các
kiến thức đó, các em mới có thể đưa ra những quyết định: cho hay không cho, có thể cho ở mức độ nào mà không gây nguy hại cho chính bản thân, đồng thời không
vô tình tạo
điều kiện cho “
người yêu dấu” có
cơ hội bước thẳng vào cổng nhà tù!
Có như vậy mới giúp các em không rơi vào tình cảnh “thương nhau như thế bằng mười hại nhau”.
Có thể thấy việc dạy các em biết đề phòng để không bị xâm hại từ các đối tượng xa lạ, từ các đối tượng
xấu thấy rõ là một việc khó đối với tất cả người lớn, nhưng dạy cho các em không “bị xâm hại tự nguyện” là một vấn đề còn khó hơn cả trăm lần.
Nhưng tiếc thay, việc dạy cho các em không “bị xâm hại tự nguyện” lại ít được các bậc
làm người lớn, các nhà
giáo dục quan tâm, để ý đến, và vì thế càng ngày - có vẻ như - số lượng các vụ xâm hại tự nguyện này càng tăng lên trước sự lắc đầu ngao ngán của những người lớn “không hiểu bọn trẻ ngày nay nghĩ gì”.
Bọn trẻ chẳng nghĩ gì cả, chúng chỉ làm đúng như những điều mình được
khuyến khích mà thôi.
Trở lại với câu chuyện cô bé lớp 8 ở đầu bài, tôi đã phải trò chuyện gần 60 phút cùng cô bé để giúp cô bé hiểu được những gì nên làm và những gì không nên làm cho “người yêu” của mình, gửi cho cô bé xem và
giải thích cho cô bé biết các điều 111, 112, 113, 115 của Bộ luật hình sự để cô bé hiểu rằng cô bé “không cho” anh ấy có
nghĩa là đang rất yêu anh ấy, đang giúp cho anh ấy được gần kề với bé.
Còn nếu cô bé “cho” có nghĩa là cô bé đang “thương mà hại” anh ấy. May quá, ít nhất tôi tin rằng mình đã cứu được một chàng trai đang lớn khỏi vào tù và một cô bé không bị xâm hại tự nguyện.
Mong sao có nhiều nhiều nữa những
chuyên gia, những nhà giáo dục, những bậc
bố mẹ có thể hiểu rõ vấn đề và là chỗ
tâm sự đáng
tin cậy để các bé gái của chúng ta có thể ngỏ lời tâm sự trước quyết định cho hay không cho của con tim này. Mong ước này không biết có quá cao siêu không nhỉ? Điều đó phụ thuộc vào suy nghĩ của người lớn chúng ta phải không các bạn?