Học Effortless English thế nào để nghe
nói tiếng Anh dễ dàng & tự động sau 3 - 6 tháng???
1. Nghe là kỹ năng đầu tiên và quan trọng nhất để nói tiếng anh trôi chảy.
Tiếng Anh cũng là một
ngôn ngữ, vậy tại sao ta lại không học dễ dàng như khi học
tiếng Việt? Đấy là bởi vì, chúng ta học tiếng Việt theo tiến trình tự nhiên, còn học tiếng Anh theo tiến trình phản tự nhiên.
Từ khi sinh ra, chúng ta đã NGHE rất nhiều tiếng Việt từ ông, bà,
mẹ,… Từ 9 – 12 tháng, chúng ta mới
bắt đầu NÓI những chữ đầu tiên. Lên mẫu giáo, ta bắt đầu tập
ĐỌC. Rồi lên lớp 1, bắt đầu học VIẾT.
Tiến trình học tiếng Việt của
trẻ con là
NGHE – NÓI- ĐỌC – VIẾT.
Tuy nhiên, thử nhìn lại xem, chúng ta học tiếng Anh như thế nào?
Trong 1 số lớp học,
giáo viên chia
học sinh thành từng nhóm nhỏ, buộc phải nói dù có thể
phát âm và vốn tiếng anh chưa đủ và đương nhiên,chúng ta được
yêu cầu phải nghĩ kỹ trước khi nói, nói đúng ngữ pháp. Chỉ cần nói sai 1 chút thôi, có thể “ bị
cười” ngay lập tức. Và chúng ta cứ học mãi, học mãi mà vẫn chưa thể nói được tiếng Anh.
Những năm gần đây, phương pháp này được biết đến với cái tên “ Automatic Language Approach.” Phương pháp chỉ rõ rằng mọi
cố gắng,
nỗ lực để nói thậm chí là nghĩ hoặc phân tích về ngôn ngữ trước khi có được
khả năng nói tiếng Anh một cách tự động sẽ
giới hạn thậm chí phá hủy
kết quả học tiếng Anh.
Nói cách khác, phương pháp đòi hỏi người học ngôn ngữ một quãng
thời gian dài
im lặng, không nói gì cả. Trong suốt giai đoạn im lặng ,
sinh viên chỉ
tập trung vào việc nghe. Sau 6- 12 tháng, các sinh viên này bắt đầu nói một cách tự nhiên và tự động mà không phải nỗ lực
hay suy nghĩ gì cả.
Hãy
quan sát quy trình học ngôn ngữ của
trẻ con. Chúng học rất nhanh, tại sao lại như vậy? Bởi
đơn giản chúng chỉ nghe, nghe và nghe mà thôi. Có cả 1 giai đoạn im lặng, chỉ để
lắng nghe. Một đứa trẻ < 9 tháng , kể cả, bạn có bắt chúng, hét vào mặt chúng “nói
Ba đi con!” Chúng cũng chỉ im lặng và cười. Tất nhiên, chúng cần lắng nghe và quan sát. Đến một giai đoạn nhất đinh, sẽ tự bật ra tiếng nói.
Thầy AJ đưa ra
quy tắc KHÔNG NÓI Tiếng Anh trong vòng 6 tháng. Có gì sai ở đây không? Không hề. Điều này có nghĩa là chúng ta phải dồn toàn bộ tâm lực cho việc nghe, nói chỉ là 1 yếu tố nhỏ để duy trì trong giai đoạn này. Tập trung nghe trong vòng 6 tháng.
Bằng việc nghe nhiều, nghe giọng của người bản ngữ, chúng ta còn cải thiện được phát âm của mình, sẽ
phát âm chuẩn thay vì cố nói thật nhiều trong lúc phát âm chưa chuẩn sẽ dẫn đến việc phát âm sai và gặp khó khăn trong việc nghe cũng như chỉnh phát âm sau này.
Tóm lại, NGHE CHÍNH LÀ KỸ NĂNG ĐẦU TIÊN VÀ QUAN TRỌNG NHẤT ĐỂ NÓI TIẾNG ANH LƯU LOÁT.
1.1 Nghe cái gì và nghe như thế nào cho đúng?
Nghe cái gì?
Dùng easy inputs. Có nghĩa là dùng những tài liệu nghe và đọc đơn giản, dễ hiểu. Luôn chọn tài liệu nghe đơn giản, đảm bảo hiểu 95 % những gì bạn nghe. Vì thực tế, có rất nhiều sinh viên, tràn đầy
động lực, nỗ lực và cố gắng nghe những tài liệu khó: CNN,
phim, …và có thể là hầu như chẳng hiểu gì cả. Nếu chúng ta chẳng hiểu gì hoặc hiểu quá ít, chúng ta sẽ không học được gì và điều đó chẳng có tác dụng gì cho việc nói cả.
Chọn chủ đề hẹp, tập trung vào 1 chủ đề mà bạn yêu thích. Bạn thích
kinh tế,
âm nhạc hay võ thuật. Hãy tìm các tài liệu liên quan đến chủ đề đó: audio,
video, báo, tạp chí ( có kèm audio). Và vốn từ vựng của bạn sẽ tăng lên nhanh chóng.
Luôn
nhớ, không nghe những tài liệu khó. Hãy để chúng
sang 1 bên, nghe những tài liệu dễ trước, cho đến khi chúng ta có thể hiểu 1 cách tự động, dễ dàng. Lúc đó, ta sẽ quay trở lại những tài liệu khó.
Nghe như thế nào?
Chia nhỏ thời gian nghe và học trong ngày. Sẽ
tốt hơn và
hiệu quả hơn khi bạn dành 30 phút
buổi sáng, 30 phút buổi trưa, 30 phút buổi chiều và 30 phút buổi tối trước khi đi
ngủ cho việc nghe thay vì
ngồi 1 mạch và nghe 2 tiếng liền.
Lặp đi lặp lại việc nghe đó 20 – 50 lần.
Nghe và đọc bản text sẽ giúp bạn cải thiện phát âm của mình.
2. Deep Learning: học sâu, nhớ lâu (Rule 4 for excellent Speaking)
2.1 Tại sao phải deep learning?
"Tôi không
sợ người mà
thực hành 10.000 cú đá/ 1 lần; Tôi chỉ sợ người đã thực hành 1 cú đá 10.000 lần."
Về mặt
tâm lý học,
não người có 2 loại bộ nhớ: bộ nhớ ngắn hạn và bộ nhớ dài hạn. Những thông tin quan trọng được lưu trữ trong bộ nhớ dài hạn, những thông tin kém quan trong được lưu trữ trong bộ nhớ ngắn hạn và bạn nhanh chóng
quên nó.
Ví dụ, bạn có thể liệt kê 1 danh sách dài 30 – 50 từ tiếng anh và nghĩa của nó. Bạn
hào hứng vì nhớ được chúng trong 1 ngày, 2 ngày. Nhưng rồi 5 ngày, 1 tuần sau, bạn sẽ quên chúng nếu không học lại nữa.
Tuy nhiên, có 1 tin
vui, đó là những thông tin kém quan trong khi được lặp lại thường xuyên với mức độ cao, sẽ được lưu trữ trong bộ nhớ dài hạn. Nghĩa là bạn sẽ nhớ nó 5 năm, 10 năm, thậm chí vĩnh viễn.
Thử nhớ lại, khi chúng ta làm
toán thi đại học, ta ôn luyện 1 số dạng bài liên tục, lặp đi lặp lại, cho đến khi thành phản xạ, chỉ cần nhìn vào đề chúng ta biết phải làm thế nào, thậm chí còn có thể biết luôn cả đáp án bằng 1 số nhẩm tính và thay 1 vài con số trong đầu.
Ứng dụng việc này vào việc học tiếng anh. Chúng ta phải học 1 từ vựng, 1 cấu trúc ngữ pháp mới ít nhất 50 lần để có thể
ghi nhớ nó vĩnh viễn và sử dụng nó 1 cách tự động, dễ dàng.
Hay đơn giản hơn, bằng quan sát thực tiễn, chúng ta có thể thấy rằng để trở thành
chuyên gia hoặc thành thạo bất kỳ kỹ năng nào, chúng ta đều cần sự lặp đi lặp lại.
Hầu hết chúng ta đều hiểu rằng, nếu muốn
chơi thể thao, chúng ta phải lặp đi lặp lại những
động tác cơ bản giống nhau. Luyện tập hàng ngày, hàng giờ, lặp đi lặp lại những kỹ thuật động tác, năm này qua năm khác. Đấy là cách mà bậc thầy
chơi golf : Tiger Woods, hay tuyển thủ bóng rổ Michael Jordan đã làm.
Học tiếng anh cũng vậy, bạn muốn trở thành 1 chuyên gia, bạn cũng phải lặp đi lặp lại 1 bài học 30 , 40, 50 lần trong vòng 1- 2 tuần. Đến khi hiểu chúng 100%, một cách tự động. Lúc đó, bạn sẽ không đơn thuần là biết từ hay hiểu cách dùng nữa, mà lúc này bạn thực sự
làm chủ nó và có thể dùng nó hoàn toàn dễ dàng, tự động.
Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều thấy sự lặp lại là
nhàm chán và
mất thời gian: “ ôi trời.
Chán quá! Mình đã nắm nó trong lòng bàn tay rồi. Mất thời gian quá. Cả tuần mới học được vài
từ mới. Học cái khác thôi.” Hầu hết chúng ta đều có
cảm xúc như thế khi học các bài học của AJ Hoge.
Vậy làm thế nào để có thể giữ được
năng lượng và sự hào hứng để lặp đi lặp lại 1 bài?
2.2 Deep learning thế nào để không bị nhàm chán?
Thứ nhất, phải kiếm soát cảm xúc của bạn, luôn giữ năng lượng ở mức cao khi học tiếng Anh. Cười,
di chuyển, hít thở sâu để có 1
thể chất mạnh mẽ. Điều này sẽ giúp bạn tập trung hơn, hào hứng hơn, học hiệu quả hơn.
Thứ hai, phải có
niềm tin vào bản thân. Hãy cho mình 1
mục tiêu lớn lao để học tiếng anh.
Không phải đơn thuần để vượt qua những bài kiểm tra ở trường, để vượt qua kỳ thi TOEFL. Hãy hỏi Tại sao? Tại sao phải lấy bằng TOEFL ? Để có một
công việc tốt . Tại sao mình lại cần 1 công việc tốt? Để có thật nhiều
tiền. Tại sao lại phải có nhiều tiền? Để có 1 gia đình tốt, 1
cuộc sống tốt hơn,….
Hãy nghĩ về những lý
do sâu xa: TẠI SAO CHÚNG TA MUỐN HỌC TIẾNG ANH. Thậm chí, chúng ta có thể nghĩ về một mục tiêu lớn lao hơn, tạo
cảm hứng hơn: để
giao tiếp với tất cả mọi người trên
thế giới, để có thể tiếp cận
văn minh nhân loại, để có thể làm chủ một trung tâm tiếng anh, để có thể giúp hàng nghìn người trong đất nước bạn nói tiếng anh xuất sắc như bạn… Hãy liên tục nghĩ về mong muốn thực sự của bạn.
Hình dung,
tưởng tượng bạn là 1 người nói tiếng anh xuất sắc: I am an excellent English speaker. I am a
great English speaker. Điều đó sẽ tuyệt vời như thế nào!
Luôn đưa bản thân ở trạng thái hưng phấn, hào hứng nhất khi học tiếng anh. Bằng cách đó, bạn sẽ có năng lượng để nghe bài học 7, 13, 20, 50 thậm chí là 100 lần.
Tuy nhiên, làm thế nào mà lần thứ 50, 100 bạn vẫn giữ được năng lượng như thế?
Thứ ba, bên cạnh học trong cảm xúc tột đỉnh và mục tiêu lớn, chúng ta cần
thay đổi sự tập trung. Làm những thứ giống nhau, nghe những bài giống nhau nhưng luôn luôn tìm và tập trung vào 1 sự thay đổi,
khác biệt mới ở mỗi lần học.
Đối với việc học tiếng anh, mà cụ thể là với các bài học trong bộ Effortless English, chúng ta cần sử dụng cách thứ 3 này như sau:
Lần đầu nghe bài học chỉ để hiểu nghĩa. Hiểu tất cả những gì AJ đang nói, đang dùng: hiểu
cách phát âm, hiểu từ vựng. Quan trọng nhất là hiểu hầu hết nghĩa của bài học. Vì vậy, mà lần đầu, chúng ta có thể nghe và đọc đồng thời, để hiểu nghĩa. Chúng ta có thể
làm việc này 2- 5- 10 lần, tuỳ vào mỗi
cá nhân. Chỉ tập trung vào HIỂU NGHĨA.
Rồi chúng ta sẽ thấy chán: “ Ồ. Mình hiểu rồi. Biết hết từ vựng rồi. Chán quá!” . Để có thể lấy sự hào hứng, chúng ta tiếp tục học, nhưng tập trung vào TỐC ĐỘ.
Trả lời nhanh nhất có thể. Coi phần
MS giống như một trò chơi, và chúng ta đang thi với AJ, xem ai sẽ là ngừơi
phản ứng nhanh hơn. Chúng ta sẽ
trả lời nhanh tới mức, có thời gian để “cười” AJ: “ Ố la la. Mình phản ứng nhanh hơn thầy 5 giây liền. Tuyệt ! ”
Nhưng rồi, cảm giác
chiến thắng cũng qua nhanh. Rồi bạn sẽ lại thấy chán, vì thầy AJ “ không phải là
đối thủ” của mình nữa. Chúng ta có thể chuyển sang bài học mới. Tuy nhiên, những người thực sự muốn làm chủ những từ vựng, những cấu trúc đó, thì vẫn tiếp tục lặp lại. Và đương nhiên, để não không thấy nhàm chán, chúng ta tập trung vào 1 điều mới mẻ khác. Lần này, chúng ta sẽ tập trung vào PHÁT ÂM. Tập trung nghe âm thanh, giai điệu, và cảm xúc trong giọng nói. Nghe thật cẩn thật và chi tiết, chỉnh sửa phát âm.
Chúng ta sẽ lại thấy chán tiếp.
Buồn tẻ! Giờ thì chúng ta có thể chuyển bài học mới, hoặc bạn
quyết định trở thành 1 chuyên gia, chúng ta sẽ tiếp tục nghe bài học, lặp đi lặp lại nhưng với 1 sự tập trung mới, tập trung vào 1 điều khác biệt nho nhỏ.
BẮT CHƯỚC hoàn toàn AJ. Phát âm, ngữ điệu, lên giọng, xuống giọng, những đoạn ngắt nghỉ, thậm chí cách di chuyển.
Đến đây, chúng ta có thể dừng bài học. Hoặc, bạn cũng có thể tiếp tục bài học cũ và tìm 1 điều khác biệt nho nhỏ, ví như tạo cảm xúc cho chính bản thân trong từng
câu nói. Điều này tuỳ thuộc vào
lựa chọn của bạn.
Chúng ta có thể áp dụng cách học này với bất kỳ nhân vật nào chúng ta thích. Vì vậy, một
lời khuyên là nên tìm cho mình 1 role model mà bạn thực sự thích và
ngưỡng mộ ( giọng điệu,
phong cách,…) để bắt chước. Vì nó sẽ ảnh hưỏng khá lớn đến giọng và phong cách nói tiếng anh của bạn.
Bằng cách lặp đi lặp lại này những từ vựng và bài học sẽ ở lại trong não của chúng ta 10 năm, hoặc có thể là vĩnh viễn đấy.
3. Nghe và trả lời: ( Rule 7)
3.1. Tại sao phải nghe và trả lời?
Vấn đề chúng ta đang mắc phải là gì?
Tại sao chúng ta phải nghe và trả lời mà không phải là nghe và lặp lại như hầu hết các thầy cô yêu cầu và mọi người vẫn làm?
Nghe và lặp lại, mới chỉ là những bước đầu của việc học, nghĩa là chúng ta vẫn dừng lại ở mức học
thụ động. Khi mới dừng lại ở mức thụ động, não chúng ta chỉ tiếp nhận thông tin mà không phải làm việc, nên sẽ kém nhạy bén hơn.
Một ví dụ đơn giản là chúng ta có thể nghe và hiều những đoạn hội thoại ngắn, nhưng với những bài nói dài, ta lại bị xao nhãng và không theo kịp người nói.
Lý do là gì? Đó là bởi vì chúng ta quen việc nghe thụ động, nghe và dịch sang tiếng việt ở trong đầu mới có thể hiểu được nó.
Nhưng các bạn biết đấy, không phải lúc nào cuộc
sống cũng có 1 nút stop để chúng ta dừng lại và hiểu. Đặc biệt là trong
môi trường làm việc quốc tế, khi chúng ta giao tiếp với người nước ngoài, nghe các bản báo cáo của cấp trên hoặc đơn giản là theo dõi chương trình thời sự quốc tế. Bởi vậy, rèn cho não
tư duy bằng tiếng anh, hiểu tiếng anh 1 cách tự động là việc vô cùng cần thiết.
Bằng cách nghe và trả lời não của chúng ta sẽ hoạt động. Não buộc phải “ tỉnh giấc” để phản ứng nhanh nhất với những
câu hỏi. Mấu chốt ở đây là những câu hỏi AJ đưa ra cực kỳ dễ, thậm chí còn lặp đi lặp lại 1 ý hỏi dưới nhiều
hình thức khác nhau.
Ví dụ:
Thầy kể 1 câu:
Và sẽ hỏi nhiều câu hỏi xoay quanh nội dung này:
-
What kind of Car did Calor buy?
- Who bought a new car ?
- Did he buy an old car?
- Did he buy an old car or a new car?
Với những bạn có
trình độ cao 1 chút, có thể sẽ “cười khẩy” và ngán ngẩm.
Tuy nhiên, chính những câu hỏi dễ và lặp lại này là cách để giúp bạn luyện tư duy bằng tiếng anh. Vì chúng quá dễ nên não bạn không cần phải suy nghĩ nhiều khi trả lời.
Quy trình cứ lặp đi lặp lại như vậy, cho tới khi bạn nghe câu hỏi, và miệng bạn bật ra câu trả lời 1 cách vô thức. Đó là lúc não bạn đã tư duy bằng tiếng anh, nghe và hiểu mà không cần phải dịch sang tiếng Việt.
Bản thân mình đã từng
trải nghiệm điều này, sau này học
NLP mới biết bản chất tại sao nó lại hiệu quả và ngạc nhiên đến thế!
Mini Story, không chỉ giúp bạn luyện phản xạ, để nói 1 cách tự động, Mà phần bài học này, cũng giúp bạn học ngữ pháp 1 cách tự động vì:
Thứ nhất, là những câu hỏi vô cũng dễ.
Thứ 2, những câu hỏi lặp đi lặp lại trong các hình thức khác nhau với cùng 1 ý hỏi, sẽ giúp những cấu trúc ngữ pháp tự động đi vào não của chúng ta.
Tóm lại, nghe và trả lời, sẽ giúp chúng ta luyện phản xạ, suy nghĩ và tư duy bằng tiếng anh. Chúng ta sẽ hiểu 1 cách tự động mà không phải dịch.