Không tham lam chính là bố thí, đoạn tuyệt ác là làm việc thiện

17/12/2017   2.695  4.12/5 trong 4 lượt 
Không tham lam chính là bố thí, đoạn tuyệt ác là làm việc thiện
Đời người, đều vì mong cầu mà khổ não, vì ràng buộc mà ưu phiền. Nhân sinh, có thể buông mới mong tìm thấy hạnh phúc, để vạn sự tùy duyên mới thong dong tự tại. Khổ đau hay hạnh phúc, đều nằm ở cái tâm này.


1. Không tham lam chính là bố thí, đoạn ác chính là làm việc thiện, sửa đổi chính là sám hối, khiêm tốn chính là lễ Phật, thủ lễ chính là giữ giới, tha thứ chính là giải thoát, biết đủ chính là buông bỏ, lợi người chính là lợi mình.
 
Ba ngàn phồn hoa bất quá chỉ là trong nháy mắt; trăm năm mây khói cùng lắm chỉ là một dải cát vàng. Không tranh giành là từ bi, không biện giải là trí tuệ, không nhìn thị phi tức tự tại, không nghe phiền não tức thanh tĩnh.
 
2. Nhân sinh luôn tồn tại tàn khuyết, thấy đủ thường vui mới có thể tiêu dao tự tại. Làm người, chớ nên ganh đua so sánh hạnh phúc của mình với người, để rồi lại oán trách bản thân mình thua kém.
 
Cuộc sống cần một loại tâm thái bình thản. Mỗi người đều có chỗ khác nhau, chớ nên xem nhẹ bản thân, cũng chớ vì ghen ghét hay hâm mộ người khác mà đánh mất đi phương hướng của chính mình.
 
3. “Nhấc lên nặng ngàn cân, buông xuống hai lạng nhẹ”, một niệm buông bỏ, mọi thứ đều trở nên nhẹ nhàng, tự tại. Cái gọi là buông, chính là buông những ích kỷ dục vọng, buông những chấp nhất vô vị, buông những bảo thủ cố chấp.
 
Gió nổi thì vui vẻ ngắm hoa rơi; gió ngừng thì đạm nhiên nhìn trời đất. Hiểu được buông thì sinh mệnh mới có thể càng thêm hoàn mỹ. Chớ vì được mà mừng vui, chớ vì mất mà ưu sầu. Cần thuận theo tự nhiên, thích ứng trong mọi hoàn cảnh.
 
4. Thiện đãi với trời đất, bởi đó là không gian cho cuộc sống; thiện đãi với cha mẹ, bởi họ đã cho ta sinh mệnh này; thiện đãi với người nhà, bởi họ là người thân thiết nhất với ta trong kiếp này; thiện đãi với đồng nghiệp, bởi họ là những người gần gũi trong công việc; thiện đãi với ân nhân, bởi đó là vị cứu tinh của ta khi khốn khó.
 
Thiện đãi oan gia, bởi họ là chủ nợ tiền kiếp; thiện đãi người xa lạ, bởi họ là nhân duyên của tương lai; thiện đãi với động vật, bởi chúng là bằng hữu của con người; thiện đãi với thực vật, bởi chúng mang đến mỹ diệu cho cuộc sống; thiện đãi với hết thảy, bởi tất cả đều là vì thế gian tươi đẹp này mà tồn tại.
 
5. Con người cảm thấy áp lực thường là bởi dục vọng quá lớn. Cho nên, cho dù bạn không thể hoàn toàn buông bỏ thì ít nhất cũng phải hiểu được rằng, dục vọng càng ít sẽ càng vui vẻ thỏa mái. Cuộc sống hết thảy đều tùy duyên, đừng để tham dục trong lòng bành trướng quá độ.
 
Đức Phật đã nói cho chúng ta biết cần phải giảm bớt lòng tham, giảm bớt dục vọng, đồng thời còn phải biết thông cảm cho người, đừng vì một chút không vui, liền lập tức oán trời trách đất. Lấy “vạn sự tùy duyên” đối mặt với hết thảy, như thế mới có thể sống được tự tại.
 
6. Tùy duyên thường bị hiểu lầm là không nỗ lực, phó mặc cho số phận, bởi vậy nó đã trở thành lý do cho một số người muốn trốn tránh vấn đề. Kỳ thực, tùy duyên không phải vứt bỏ truy cầu, mà là lấy tâm thái rộng rãi đi đối mặt cuộc sống.
 
Khi gặp phải vấn đề thì đều có thể hành xử một cách bao dung, dùng thiện hóa giải mâu thuẫn, khoan dung người khác, giải phóng chính mình. Tùy duyên là một loại trí tuệ, có thể khiến một người dù ở trong hoàn cảnh khốc liệt vẫn có thể giữ được sự điềm tĩnh, tỉnh táo.
 
7. Có một loại vui vẻ gọi là buông. Buông đối với những tham chấp của quá khứ, bởi quá khứ đã đi qua; buông đối với những sầu lo về tương lai, bởi tương lai còn chưa tới; buông đối với những ham muốn không thực tế, tất sẽ rời xa những thống khổ không cần thiết.
 
Cấp cho tâm hồn một mảnh đất bình yên, lấy phương thức khoan dung và thân thiện để đối đãi người. Cũng cần nhớ kỹ, điều gì cần kiên trì thì kiên trì, điều gì cần hoàn thành thì nên hoàn thành, điều gì cần buông bỏ thì buông bỏ.
 
8. Hành tẩu nơi trần thế, nhu cầu của chúng ta kỳ thực không quá nhiều, nhưng quan trọng nhất là không thể thiếu một nội tâm bình an. Tâm an thì thần định, thần định thì tuệ sinh, tuệ sinh thì đại ngộ. Hạnh phúc bất quá chỉ là một loại lý giải, vui sướng bất quá chỉ là một loại tâm tính; triệt ngộ sẽ hiểu được rằng, những điều đã thông suốt ấy, xem nhẹ ấy, nhìn thấu ấy, hiểu rõ ấy đều là đại thu hoạch của nhân sinh.
 
9. “Khổ mà không nói, vui mà không cười”, câu nói ngắn ngủi này đã bao quát cảnh giới cao nhất để làm người. Nhân sinh trên đời thường sẽ vì những thương tổn gặp phải mà đau khổ không thôi. Kỳ thực, từng vết thương chồng chất đó chính là lễ vật tốt nhất mà tạo hóa cấp cho sinh mệnh của bạn.
 
Cùng người oán giận, chi bằng tĩnh tâm suy nghĩ, quá nhiều lời biện bạch ngược lại khiến người ta cảm thấy không tin tưởng. Có một số việc, vừa phân trần trắng đen đã trở thành quá khứ. Có một số người, giận hờn vài ngày đã trở thành dĩ vãng. Có những nỗi đau, vừa cười lên đã tan thành bọt nước. Có những hoàn cảnh, nhờ chịu chút thương đau mà trở nên kiên cường.
 

Quảng cáo

Theo tinhhoa

Người đăng

Nguyễn Thị Hồng Đào

Nguyễn Thị Hồng Đào


Là thành viên từ ngày: 18/04/2016, đã có 852 bài viết

Tài trợ

BÌNH LUẬN

Bạn cần đăng nhập để bình luận.
No Avatar

Chưa có bình luận nào cho bài này, tại sao bạn không là người đầu tiên nhỉ?

Bài viết khác

Hãy buông bỏ 9 điều sau đây để cuộc sống nhẹ nhàng hơn
Người xưa có câu: “Cầm lên được, hạ xuống được”, “cầm lên được” là năng lực, là gánh vác, chịu trách nhiệm. “Hạ xuống được” lại là trí tuệ, là tự nhiên thoải mái. Cho nên, trong cuộc sống phải biết việc gì nên gánh vác thì gánh vác, việc gì không nên thì hãy buông bỏ! ...

Hội chứng người tốt
Người Tốt khó từ chối các yêu cầu – ngay cả những yêu cầu vô lý. Họ tử tế quá mức cần thiết. Khi muốn hoặc cần một điều gì đó, họ ngại đưa ra yêu cầu vì không muốn làm phiền người khác. Người Tốt cũng tránh xung đột như tránh dịch bệnh vậy. Họ thích hòa thuận hơn là ...

Người phụ ta nhưng nhân quả sẽ không phụ
Vạn sự trên đời đều không thoát khỏi vòng xoay nhân quả, thiện ác hữu báo là chân lý không thể mê lầm. Vậy nên, một khi lĩnh ngộ được “người dù phụ ta, nhưng nhân quả không phụ”, bạn sẽ không bao giờ còn cảm thấy thương tâm tuyệt vọng nữa.

Có thể bạn cần

Bài học từ cái chết

Bài học từ cái chết

Câu chuyện kể rằng: Có sáu con người, do sự tình cờ của số phận, mắc kẹt vào cùng một cái hang rất tối và lạnh. Mỗi người còn một que củi nhỏ trong khi đống lửa chính đang lụi dần.

Liên kết logo

Bàn phím trong mơ