Làm người thứ nhất nên giữ miệng thứ nhì nên giữ tâm

04/02/2017   3.434  5/5 trong 1 lượt 
Làm người thứ nhất nên giữ miệng thứ nhì nên giữ tâm
Biết bao chuyện thị phi trên đời phần nhiều đều từ cái miệng. Có câu rằng: “Họa từ miệng mà ra”, bởi vậy người trí tuệ thì không thể không tu cái miệng, đây cũng là triết lý quan trọng để làm người.


Câu thứ nhất: Giữ cái miệng

  
Khi nói chuyện cùng người khác, cần chú ý đến lời nói của mình. Nếu như bản thân có chút hiểu biết, tri thức uyên thâm, đừng tỏ ra khinh thường hay ngạo mạn.
 
Khi ở cùng người khác, nếu như bạn muốn sao nói vậy, không hề che đậy, cũng không hề lảng tránh, thì có thể vô tình làm tổn thương ai đó. Im lặng là vàng, câu nói đơn giản này, lại ẩn chứa ý vị cực kỳ sâu xa.
 
Im lặng không có nghĩa là tư tưởng trống rỗng. Thông thường, những tư tưởng uyên bác đều đến từ quá trình trầm tư suy nghĩ. Khi im lặng, chính là đang tích cực suy nghĩ, trong lựa chọn giữa ôm giữ và buông bỏ, đều có thể nắm bắt được chỗ trọng yếu, hành động chính xác, khiến người bội phục.
 
Im lặng không có nghĩa là trống không, mà là một quá trình chờ đợi.
 
Trái đất im lặng là để tích lũy vàng kim.
 
Chim ưng im lặng là đang chờ đợi vỗ cánh bay cao.
 
Ngày đông giá rét im lặng là để mùa xuân đầy màu sắc.
 
Im lặng là một loại phẩm chất, một loại tu dưỡng, giúp ước chế bản thân mình, rèn luyện ý chí mạnh mẽ, không kiêu ngạo, siểm nịnh, hình thành đức tính kiên trì, nhẫn nại.
 

Câu thứ hai: Giữ cái tâm

 
Trong cuộc sống, khó tránh khỏi những chuyện không vừa lòng đúng ý. Xử lý thế nào cho tốt những chuyện đó chính là một khảo nghiệm rất lớn đối với người đức hạnh.
 
Có những đêm dài ngồi tĩnh lại, nhìn vào nội tâm của bản thân, khi đó, bóng dáng chân thực của mình sẽ hiển lộ ra trước mắt. Thường xuyên suy nghiệm, ta sẽ thấy được bản thân chân thực của mình, cũng nhận ra được đâu là cái tôi giả dối. Cứ như vậy sẽ trở thành một thói quen, cảnh giới của bạn sẽ không ngừng đề cao.
 
Trong Luận Ngữ có nói: “Ta mỗi ngày phản tỉnh ba điều: Lo việc cho người đã làm hết mình chưa? Làm bạn với người có thành khẩn, giữ được chữ tín chưa? Lời thầy dạy dỗ đã luyện tập chưa?”.
 
Khi bạn nghĩ đến việc người khác đối xử tốt với bạn, bạn cũng sẽ có tâm nguyện muốn giúp đỡ người khác, sẵn sàng cùng họ kết giao tình, tình cảm giữa người với người vì thế mà bền lâu.
 
Khi bạn nghĩ đến việc bản thân có chỗ đối xử tốt với người khác, thì sẽ khiến cảm giác tự mãn của bản thân bành trướng không ngừng. Như vậy sẽ mất đi cái tôi chân thực.
 
Khi một người nào đó gây bất lợi cho bạn, bạn sẽ cảm thấy không thoải mái, sẽ tìm cách trừng trị người đó. Điều này là trở ngại cho việc hoàn thiện nhân cách của bạn, cũng là bất lợi đối với việc xây dựng quan hệ hài hòa giữa con người.
 
Khi bạn trong lúc vui sướng cần nhớ kỹ khắc chế bản thân, bởi vì con người ta thường “đắc ý quên hình”, quá đắc ý sẽ không giữ được thái độ đúng mực, gây tổn thương người khác, đánh mất bản tính của mình.
 
Có câu rằng: “Lùi một bước biển rộng trời cao”, khi gặp vấn đề nên “lùi một bước” để suy xét cẩn thận, để có những quyết định sáng suốt nhất.
 
Một niệm thiện, thì mọi thứ đều thiện; một niệm ác, tất cả đều là ác. Cho nên, cần phải dưỡng thành thói quen “giữ miệng”, cũng cần học được cách giữ cho chính cái tâm mình.
 

Quảng cáo

Theo Tinhhoa

Người đăng

Bảo Mi

Bảo Mi

Chia sẻ là cách tốt nhất để học và làm cuộc sống tốt đẹp hơn.


Là thành viên từ ngày: 26/07/2015, đã có 1.689 bài viết

Tài trợ

BÌNH LUẬN

Bạn cần đăng nhập để bình luận.
No Avatar

Chưa có bình luận nào cho bài này, tại sao bạn không là người đầu tiên nhỉ?

Bài viết khác

Người lương thiện khác với kẻ ác ở chỗ biết hổ thẹn
Người biết hổ thẹn thì có thể kiềm chế được cái tâm của mình, cảnh tỉnh bản thân để không phạm phải những sai lầm đáng tiếc.

8 câu nói cổ nhân có giá trị dạy bạn cả đời
Trải qua hàng ngàn năm, cổ nhân đã đúc kết và truyền lại nhiều câu nói kinh điển mà chúng ta mỗi ngày nên đọc một lần, như thế cả đời sẽ có lợi, thật không thể xem nhẹ.

Làm kẻ ngốc trên đời không phải thiệt thòi mà là trí tuệ
Người ta vẫn thường cho rằng, sống ở đời cần khôn lanh một chút, như thế mới tránh khỏi bị thiệt thòi. Nhưng thông minh quá tất bị thông minh hại, làm người ngốc một chút mới thực là trí tuệ.

Có thể bạn cần

Biết nhìn nhận điểm yếu của bản thân và vượt qua nó cũng là thành công

Biết nhìn nhận điểm yếu của bản thân và vượt qua nó cũng là thành công

Không nhất thiết cứ phải "chinh phục thế giới",cố gắng hơn người mới là thành công, đôi khi chúng ta chỉ cần làm chủ bản thân, hoàn thiện chính mình để vươn lên mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

Liên kết logo

Bàn phím trong mơ