Trong lịch sử, rất nhiều nền
văn minh đã huấn luyện bồ câu để
vận chuyển những bức thư mật, âu cũng nhờ
khả năng định vị phi thường của chúng. Dù có đi xa mười hay hàng trăm cây số đi chăng nữa, bồ câu đưa thư vẫn
có thể tìm đường trở về tổ của nó. Điều này vượt quá
giới hạn của
con người.
Nhưng làm cách nào bồ câu có thể định vị đường dễ dàng đến vậy?
Thị giác là ưu tiên của bồ câu khi phải
học một lộ trình nào đó và nó sẽ coi đấy là lộ trình duy nhất.
Thứ dùng để nhận biết sẽ gắn liền với những đặc điểm địa lý có tính to lớn, như đường xá, sông suối... Dựa trên những cung đường quen thuộc để
định hướng là công cụ tìm đường quan trọng nhất của bồ câu. Cũng vì thế, nếu ở trong thành phố - nơi cảnh quan có phần lộn xộn, thường bồ câu sẽ
không thể dùng thị giác của mình.
Bên cạnh đó, các
nhà khoa học cũng
nhận định rằng kể cả khi ở nơi xa lạ, bồ câu có thể tìm
được đường trở về nhà dựa vào
Mặt trời. Chúng có khả năng
quan sát và
ghi nhớ chuyển động của Mặt trời trong những năm tháng đầu đời, và từ đó xác định được hướng đi.
Tuy nhiên, chỉ dựa vào hướng là không đủ. Chúng còn có một số công cụ khác nữa.
2. Nhờ trọng lực
Một
nghiên cứu mới đây đưa ra giả thuyết rằng bồ câu có một loại
con quay hồi chuyển sinh học trong
não, luôn giữ hướng
ổn định về phía tổ của nó. Vì vậy, ở bất kỳ nơi nào, chúng vẫn tìm được đường trở về.
Nhưng điều này cũng có
nghĩa là bất cứ
vấn đề bất thường nào của trọng lực cũng sẽ ảnh hưởng đến khả năng tìm đường về nhà của bồ câu.
Các nhà nghiên cứu đã kiểm chứng bằng cách đưa chim bồ câu đến một nơi có trọng lực
bất ổn. Kết
quả là những con chim bồ câu này đã gặp nhiều
khó khăn trong việc định hướng đường đi hơn những con bồ câu thông thường.
Vào cuối thế kỷ 20, nhà địa chất học John Hagstrum phát hiện ra rằng nhiều loài bồ câu đã bị lạc đường khi chiếc
máy bay siêu âm Concord xuất hiện. Chiếc máy bay phát ra những tiếng nổ siêu thanh, gây hỗn loạn
quá trình định hướng của bồ câu.
Trước đây, đã có nghiên cứu chỉ ra chim có thể nghe các sóng âm có tần số rất thấp. Những sóng hạ âm này phát ra từ biển và tạo ra nhiễu loạn nhỏ trong không khí.
Từ đó, Hagstrum suy ra, rất có thể bồ câu sử dụng sóng hạ âm để định hướng đường đi.
Để kiểm nghiệm, ông dùng máy tính phát ra các sóng hạ âm từ 200 địa điểm khác nhau xung quanh ĐH Cornell - nơi
tập trung rất nhiều bồ câu.
Kết quả là, ông nhận ra vào những ngày chúng từ Jersey Hill trở về Cornell dễ dàng, giữa hai địa điểm luôn có sóng hạ âm. Vào những ngày chúng đi lạc, sóng hạ âm từ Jersey Hill lại không tới được Cornell, nhiều khả năng là
do các luồng gió cản.
Vì ống tai của bồ câu rất nhỏ, chúng thường phải quay vòng vòng trên không để tái cấu trúc các sóng âm dài và tìm ra đường đi thích hợp nhất.
Nhiều người cho rằng chim ngửi rất kém. Nhưng thực ra số tế bào thụ thể khứu giác của bồ câu xấp xỉ bằng con người. Đồng thời, chúng lại có nhiều gen khứu giác hơn, và nhờ thế có khả năng nhận biết hơn được rất nhiều mùi.
Khi quan sát bồ câu đưa thư tại các vùng bị ô nhiễm ở
Trung Quốc, các nhà nghiên cứu thấy chúng
di chuyển nhanh hơn
bình thường. Và khi quan sát những con bồ câu thiếu khứu giác, họ lại thấy chúng không thể nào trở về tổ được.
Theo thuyết định hướng khứu giác, bồ câu thường xuyên tiếp nhận nhiều mùi khác nhau do gió mang lại, qua đó tạo ra bản đồ mùi của từng khu vực.
Vì thế, không khí càng ô nhiễm, bồ câu lại có thể dễ dàng
đọc được bản đồ và tìm đường về nhà dễ dàng hơn.
Có lẽ nhân tố
đánh giá khả năng tìm đường về nhà của bồ câu đưa thư quan trọng nhất là độ tuổi của chúng.
Các con bồ câu "thanh niên" luôn khó tìm đường về nhà hơn những con lớn tuổi. Điều này khẳng định khả năng tìm đường của bồ câu đưa thư không
đơn giản là nhờ bẩm sinh mà phải qua
học hỏi và luyện tập.
Bồ câu dưới 3 năm tuổi luôn quan sát và
tiếp thu từ những con có nhiều kinh nghiệm định hướng hơn.