Ở đời không phải cái gì nhiều cũng tốt

28/12/2018   3.674  4.33/5 trong 3 lượt 
Ở đời không phải cái gì nhiều cũng tốt
Người nói nhiều, giống như có đoàn tàu lửa chạy loạn trong miệng, một hồi trời Nam, một hồi lại là biển Bắc, cuối cùng lại thành nói hớ. Nhân sinh có những thứ tương tự như vậy, càng nhiều lại càng gây họa.


1. Nhiều ham muốn sẽ khổ hải vô biên

 
Người có nhiều ham muốn, nếu không được thỏa mãn sẽ cảm thấy khổ sở, được thỏa mãn rồi lại khơi gợi dục vọng mới, cho nên bị dục vọng tra tấn, khổ không thể tả. Còn người biết tiết chế dục vọng của mình, mới có thể có được tâm an.
 
Trong thơ Tô Đông Pha có nói rằng: “Uống rượu không say bậc anh hào; Sắc đẹp không mê mới là cao; Tiền tài bất nghĩa thì không lấy; Khẩu khí chẳng sinh ắt tự tiêu”.
 
Con người đều có thất tình lục dục, không có gì đáng trách, nhưng một khi quá độ, bị dục vọng thao túng thì chính là tự rước lấy họa, tự hủy diệt bản thân.
 

2. Nhiều lo sợ sẽ lỡ mất cơ hội, cả đời đều chỉ là kẻ tầm thường
 

Người hay lo sợ thường không muốn chủ động tranh thủ, dễ bỏ lỡ cơ hội tốt, cho nên cả đời chỉ là kẻ tầm thường. Trong “Tiểu song u ký” có nói: “Người có nhiều lo sợ sẽ không thể thấy được điều gì lớn lao”.
 
Người hay sợ hãi, chỉ biết theo sau người khác, sợ phạm phải sai lầm, đương nhiên cũng không có quan điểm siêu việt hơn người.
 
Tục ngữ nói: “Không có chuyện thì không gây chuyện, có chuyện thì không sợ chuyện”. Con người không có việc gì thì đừng nên rước thêm việc, không sợ chết cũng không cần phải tìm cái chết. Nhưng một khi có việc trước mắt, thì cần có can đảm gánh vác. Khi gặp vấn đề, sợ hãi liệu có tác dụng gì? Cái gì cũng sợ thì cả đời sẽ chìm trong bóng tối.
 

3. Càng nói càng thua, nói nhiều tất hớ
 

Trong Dịch Kinh viết: “Cát nhân chi từ quả, táo nhân chi từ đa”, ý rằng người có uy đức thì không nói nhiều, người giảo hoạt mới dùng nhiều lời để nói. Nói cách khác, khi một người nói nhiều chính là lúc họ bộc lộ khuyết điểm của mình, là một người không có đủ uy danh để phục chúng.
 
Người ít nói, nói chuyện cẩn thận thì nhiều phúc, người nói nhiều hấp tấp nóng nảy, thích khoe khoang chính mình, không vững vàng thận trọng, tất dễ gây họa.
 
Lời người xưa dạy: “Chớ nói nhiều lời, càng nói nhiều càng thất bại”. Phương Tây cũng có một câu ngạn ngữ: “Thượng đế cho chúng ta hai cái lỗ tai và một cái miệng, là vì muốn chúng ta nghe nhiều nói ít”.
 
Có câu chuyện thế này. Năm 384, Phù Lang đầu hàng Đông Tấn, chạy đến Giang Nam. Ngay lúc đó, Vương Tố Chi lại hay thích lo chuyện bao đồng, chưa từng đến phương Bắc, lại thường xuyên hỏi Phù Lang về phong thổ Trung Nguyên, mỗi lần đền hỏi không dứt, Phù Lang rất chán ghét.
 
Có một lần, Vương Tố Chi sau khi đã hỏi cả buổi, lại tiếp tục hỏi: “Nô lệ ở Trung Nguyên, giá cả như thế nào?”. Phù Lang trả lời: “Ít nói mười vạn, nói nhiều một ngàn”.
 

4. Đa nghi chiêu mời họa, muốn hồ đồ thật khó
 

Cổ nhân nói: “Phúc mạc phúc vu thiểu sự, họa mạc họa vu đa tâm”, ý rằng có phúc hay không là ở việc có ít chuyện hay nhiều chuyện, có họa hay không là ở việc đa nghi nhiều hay ít.
 
Người nhạy cảm thường tự cho mình là người thông minh, thích suy đoán tâm tư của người khác, nhẹ thì dẫn đến hiểu lầm phiền não, nặng thì thành mối bất hòa giữa con người. Càng là người thông minh, càng sẽ làm ra chuyện ngu xuẩn.
 
Nhân sinh cả đời, hồng trần hỗn loạn, thật khó để trở nên hồ đồ. Nhìn quá rõ ràng, sẽ làm tổn thương con mắt; nghĩ quá minh bạch, sẽ làm mệt mỏi tâm thần; sống quá tỉnh táo, sẽ phiền não vô tận. Tính toán quá nhiều, cuối cùng lại mất đi chính mình; khôn khéo quá mức, ông trời cũng cảm thấy chán ghét.
 

5. Tranh giành nhiều lại chịu tổn thất, vì lợi ích nhỏ mà mất cái lớn
 

Người hay tranh giành, là người thích những món lời nhỏ, không biết cảm ơn; đạt được lợi ích từ người khác nhưng lại không muốn báo đáp.
 
Người hay tranh giành, thường là người nhất thời chiếm được lợi, lại đánh mất nhân tâm, cuối cùng lại chịu thiệt thòi lớn, có thể nói là bởi vì lợi nhỏ mà mất lớn.
 
Trong Hồng Lâu Mộng viết: “Thế sự tinh thông đều nhờ vào học vấn, từng trải nhân tình mới đạt tới văn chương”. Tình người là một cái cân, thứ để đo chính là nhân tâm. Tình người đến rồi đi, mấu chốt chính là cân bằng.
 
Chỉ có đòi hỏi mà không muốn cho đi, mọi người cuối cùng cũng sẽ rời xa bạn. Có qua có lại, trân trọng tình người thì mới có thể thắng được duyên kiếp, có thể thắng được nhân sinh.

Quảng cáo

Theo Tinhhoa

Người đăng

Nguyễn Thị Hồng Đào

Nguyễn Thị Hồng Đào


Là thành viên từ ngày: 18/04/2016, đã có 852 bài viết

Tài trợ

BÌNH LUẬN

Bạn cần đăng nhập để bình luận.
No Avatar

Chưa có bình luận nào cho bài này, tại sao bạn không là người đầu tiên nhỉ?

Bài viết khác

Đừng hứa nữa vì có những thứ chẳng bao giờ chờ đợi được
Từ miệng của chúng ta bất cứ lúc nào cũng có thể xuất hiện một lời hứa vô thời hạn, nhưng có phải vì quá bận rộn không mà chúng ta quên mất rằng: Có những thứ chẳng bao giờ chờ đợi được.

Phải làm gì khi cuộc sống này rất ngắn?
Làm gì để thành công trong cuộc sống? Không có câu trả lời đơn giản, nhưng kinh nghiệm đã chỉ ra rằng có một số quy tắc có thể gia tăng cơ hội cho bạn có một cuộc sống hạnh phúc hơn.

Lòng tham không đáy
Cứ như một cơn khát vô cùng tận, thậm chí làm cơn khát tăng thêm mãi như trong câu chuyện túi ba gang. Họ không có sự ngơi nghỉ, thiếu vắng nụ cười, cảm thông san sẻ, hay hài lòng về một điều gì đó.

Có thể bạn cần

9 câu châm ngôn cuộc sống – 9 bài học lớn để bạn trưởng thành

9 câu châm ngôn cuộc sống – 9 bài học lớn để bạn trưởng thành

Cuộc sống rất nhiều thứ không như ý muốn. Vậy nên, mỗi ngày trôi qua, tâm hồn người ta lại dần nặng trĩu bởi những phiền muộn. Hãy học cách cho đi, cảm thông và buông bỏ để tận hưởng mỗi giây phút của cuộc đời.

Liên kết logo

Bàn phím trong mơ