“
Đạo Đức Kinh” có ghi: “Vi học nhật ích vi đạo nhật tổn”, ý rằng chạy theo sự học thì càng ngày càng thêm phiền toái, mà theo Ðạo thì mỗi ngày mỗi giảm thiểu. Có đôi khi,
lòng tham không đáy mà
lựa chọn vác nặng đi về phía trước, càng làm
cho chúng ta khó đến
được đích.
Trong tác phẩm ngụ ngôn “Phụ bản truyện” của
nhà văn thời Đường Liễu Tông Nguyên, có miêu tả một loại sinh vật tên Phụ bản (bọ sát thủ), đó là một loại bọ nhỏ
giỏi mang vật nặng. Khi đang bò mà gặp được thứ gì, nó sẽ với lấy, vác lên lưng cõng đi. Đồ trên lưng càng lúc càng nặng, cho dù vô cùng mệt nhọc cũng không nghỉ.
Lưng của nó gồ ghề, cho nên vật có
chồng chất lên cũng không bị rơi
mất, cuối cùng nó bị đè nặng đến không đứng dậy nổi. Có khi người ta thấy tội
nghiệp, bỏ các vật trên lưng dùm nó. Nhưng chỉ cần
có thể bò, thì nó lại
ôm lấy không buông vật y như trước. Nó lại thường thích leo lên chỗ cao, dù
kiệt sức cũng không dừng, cho đến khi rơi xuống mặt đất mà
chết.
Ngày nay, có những người lòng tham không đáy, hễ nhìn thấy
tiền tài là không buông, muốn tích góp để gia tăng
của cải cho mình, nhưng không biết
vật chất trở thành thứ làm vướng víu bản thân, lại vẫn
lo lắng của cải để dành chưa đủ nhiều.
Cho dù bị té ngã, bị khiển trách giáng chức bãi quan, bị lưu vong đi xa, cũng nếm đủ
khổ sở rồi, nhưng một khi lại được đề bạt, họ vẫn không chịu hối cải, suốt ngày chỉ nghĩ làm sao để
lên chức tăng bổng
lộc của mình, hơn nữa lại càng tham vơ vét
tiền tài, cho nên leo lên chỗ cao té xuống càng
nguy hiểm, nhìn thấy
người đi trước bởi vì ra sức cầu quan tham tài mà tự chịu diệt vong cũng không biết lấy đó
làm gương.
Những người tự thích vác nặng này, lại không sẵn lòng
từ bỏ, khiến cho bên ngoài bọn họ thoạt nhìn vĩ đại, tự xưng là linh
hồn của vạn vật, nhưng
trí tuệ lại chỉ giống như loài sâu nhỏ, cuối cùng bị những thứ
chính mình khư khư giữ lấy đè nặng!
Tâm ở bên ngoài tách rời thế tục
Thản Sơn
hòa thượng từ nhỏ đã
chăm chỉ hiếu học, xem qua rất nhiều
sách Phật giáo, tuy tuổi còn
trẻ, lại
ngộ đạo rất sâu. Một ngày nọ, Thản Sơn đưa đồ đệ cùng đến viếng thăm một vị đại
đức của
Phật môn, vị
cao tăng kia sống trên một ngọn đồi cách mấy chục dặm.
Tháng mười, bầu trời hiu hiu kèm theo mưa thu lạnh lẽo,
thầy trò hai người
mạo hiểm mưa gió nhất quyết tiến về phía trước. Cứ thế mà đi, đồ đệ đột nhiên đứng sững lại, hai mắt nhìn thẳng về phía trước.
Thản Sơn nhìn theo
ánh mắt của đồ đệ, thấy xa xa ven đường có một cô nương trẻ tuổi đang đứng trong mưa, toàn thân đều dầm mưa ướt, quần áo dính chặt trên người, khó trách được làm cho đồ đệ giật mình ngẩn ngơ!
Vị cô nương đó lúc này đang cau đôi lông mày thanh tú, vẻ mặt khó xử, thì ra có một dòng suối chặn
con đường, nàng
không thể nào vượt qua được.
Thản Sơn hòa thượng bước đến nói: “Thí chủ
đừng vội, để bần tăng giúp!”. Cuối cùng, Thản Sơn cõng cô cái kia qua suối, sau đó thản nhiên rời đi trong tiếng
cảm ơn của
cô gái.
Trên đường đi, đồ đệ rầu rĩ không
vui, theo sau Thản Sơn hòa thượng mà không nói câu nào. Tới gần lúc hoàng hôn, mưa rốt cuộc cũng dừng, bọn họ tìm được một nhà nghỉ để
ngủ trọ.
“Ai? Phụ nữ nào?”, Thản Sơn hòa thượng hơi sửng
sốt, sau đó mỉm
cười nói: “À, thì ra ý
con là người phụ nữ chúng ta gặp trên đường đúng không. Thầy đã sớm
quên mất người ấy rồi, chẳng lẽ con còn chưa buông sao?”.
Phật Pháp nói: Điều quan trọng nhất không phải là “không chiếm được”
hay “đã mất đi” mà là điều đang có ở
hiện tại.
Buông xuống, đừng khổ sở
níu giữ cái gì đã qua, nắm chắc những gì ở trước mắt, không ngừng tiến về phía trước, từ bỏ những biến hóa
vô thường,
kiên định quả quyết đi con đường của bản thân!
“Đạo đức kinh” giảng: “Sủng nhục nhược kinh, quý đại hoạn nhược thân, cập ngô vô thân, hà hoạn chi hữu?”, ý rằng vinh, nhục cũng làm
lo âu. Sở dĩ hoạn nạn là vì có thân, nếu ta không thân thì có khổ gì? Nhiều khi, buông tức là nắm được, bỏ tức là đạt được.