Suy ngẫm về 12 giá trị sống

27/10/2015   7.393  3.4/5 trong 5 lượt 
 Suy ngẫm về 12 giá trị sống
Giá trị cuộc sống (hay giá trị sống) được coi là những điều chúng ta cho là quý giá, là quan trọng, là có ý nghĩa đối với cuộc sống của mỗi người. Giá trị sống trở thành động lực để người ta nỗ lực phấn đấu để có được nó.


Mỗi người là một cá thể riêng biệt vì thế giá trị sống cũng mang tính cá nhân, không phải giá trị sống của mọi người đều giống nhau. Tuy nhiên, theo các tổ chức giáo dục về giá trị sống quốc tế và Việt Nam thì có 12 giá trị sống dưới dây có tính chất phổ quát trên toàn thế giới.
 

1. Hòa bình 

 
Hoà bình không chỉ là sự vắng bóng của chiến tranh. Nếu mỗi người đều cảm thấy bình yên ở trong lòng thì hòa bình sẽ ngự trị khắp nơi trên thế giới.
 
Thanh bình không có nghĩa là vắng bóng sóng gió mà chính là ta vẫn giữ được lòng bình an giữa những biến động, hỗn loạn.
 
Bình an có được khi mọi tư tưởng, tình cảm và ước muốn của con người đều trong sáng.
 

2. Tôn trọng

 
Bẩm sinh con người là vốn quý giá. Một phần của lòng tự trọng là biết về các phẩm chất của mình.
 
Tôn trọng bản thân là hạt giống để sự tự tin lớn lên. Khi biết tôn trọng bản thân, ta dễ dàng tôn trọng người khác.
 
Nhận biết giá trị của bản thân và trân trọng giá trị của người khác chính là cách thức để ta nhận được sự tôn trọng.
 

3. Yêu thương

 
Tình yêu là nền tảng tạo dựng và nuôi dưỡng các mối quan hệ một cách chân thành và bền vững nhất.
 
Yêu thương có nghĩa là tôi có thể trở thành người tử tế, biết quan tâm và thông hiểu người khác.
 
Yêu thương là nhìn nhận mỗi người theo cách tích cực hơn.
 

4. Khoan dung

 
Khoan dung là sự cởi mở và nhận ra vẻ đẹp của những điều khác biệt
 
Khoan dung đối với những điều không thuận lợi trong cuộc sống là biết cho qua đi, trở nên nhẹ nhàng, thanh thản và tiếp tục tiến lên.
 
Người biết trân trọng những giá trị tốt đẹp ở người khác và nhìn thấy những điều tích cực trong mọi tình huống là người có lòng khoan dung.
 

5. Trung thực

 
Trung thực làm cho cuộc sống trở nên toàn vẹn hơn vì bên trong và bên ngoài chúng ta là một hình ảnh phản chiếu.
 
Đôi khi lòng tham là gốc rễ của sự thiếu trung thực.
 
Trung thực với bản thân và với mọi người trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng có nghĩa là ta đang gieo niềm tin trong lòng người khác và xứng đáng nhận được sự tin yêu.
 

6. Khiêm tốn

 
Khiêm tốn cho phép bản thân ta trưởng thành với phẩm giá và lòng chính trực mà không cần đến những bằng chứng thể hiện bên ngoài.
 
Khiêm tốn giúp người ta trở nên tuyệt vời hơn trong trái tim người khác.
 
Việc gây ấn tượng, lấn át hoặc hạn chế tự do của người khác nhằm mục đích chứng tỏ bản thân mình sẽ chỉ làm giảm bớt trải nghiệm nội tâm về giá trị, phẩm cách và bình an trong tâm hồn.
 

7. Hợp tác

 
Tinh thần hợp tác tồn tại khi mọi người làm việc cùng nhau vì mục đích chung.
 
Người có tinh thần hợp tác là người có tâm hồn trong sáng, luôn mong muốn những điều tốt đẹp đến với mọi người cũng như công việc.
 
Khi hợp tác, ta cần phải biêt điều gì là cần thiết. Đôi khi ta cần đưa ra ý tưởng nhưng có lúc ta cần phải gác qua một bên ý tưởng của mình. Lúc này, ta giữ vai trò dẫn dắt, lãnh đạo, nhưng vào lúc khác, ta cần phải đi theo.
 

8. Hạnh phúc

 
Hạnh phúc sẽ mỉm cười khi lòng ta tràn ngập hy vọng và sống có mục đích.
 
Khi tâm hồn bình yên và giàu tình yêu thương, hạnh phúc sẽ tự nhân lên.
 
Khi mong muốn những điều tốt lành đến với mọi người, ta sẽ cảm thấy hạnh phúc tràn ngập con tim.
 

9. Trách nhiệm

 
Nếu chúng ta muốn được hòa bình, chúng ta phải có trách nhiệm sống bình yên.
 
Người có trách nhiệm luôn sẵn lòng đóng góp công sức của mình. Trách nhiệm không phải là điều ràng buộc chóng ta mà nó tạo điều kiện để ta có được những gì ta mong muốn.
 
Người có trách nhiệm là người biết thế nào là công bằng và thấy rằng mỗi người đều nhận được phần của mình.
 

10. Giản dị

 
Giản dị là biết trân trọng những điều nhỏ bé, bình thường trong cuộc sống.
 
Giản dị là sự trân trọng vẻ đẹp bên trong và nhận ra giá trị của tất cả mọi người, ngay cả những người được xem là xấu xa, tồi tệ.
 
Giản dị giúp chúng ta biết giảm thiẻu những chi tiêu không cần thiết. Nó giúp ta nhận ra rằng một khi các nhu cầu cơ bản của chúng ta được đáp ứng, đủ để ta có một cuộc sống thoải mái thì bất kỳ sự thái quá và thừa thãi nào cũng có thể dẫn tới tình trạng hư hỏng và lãng phí.
 

11.Tự do

 
Tự do có thể bị hiểu lầm là một điều gì đó không có giới hạn, tức là cho phép mình “làm những gì tôi muốn, bất cứ khi nào tôi cần và bất cứ người nào tôi thích”. Cách hiểu này mang tính chất đánh lừa và dễ dẫn người ta đến việc lạm dụng sự lựa chọn.
 
Chúng ta chỉ thật sự cảm thấy tự do khi các quyền được cân bằng với trách nhiệm, sự lựa chọn được cân bằng với lương tâm.
 

12. Đoàn kết

 
Đoàn kết giúp cho những nhiệm vụ khó khăn trở nên dễ dàng.
 
Đoàn kết mang đến tinh thần hợp tác, nâng cao lòng nhiệt tình và làm cho bầu không khí trở nên ấm áp.
 
Chỉ cần một biểu hiện của sự thiếu tôn trọng cũng có thể khiến cho mối đoàn kết bị đổ vỡ. Việc ngắt lời, gây cản trở người khác, đưa ra những lời phê bình, chỉ trích liên tục và thiếu tính xây dựng… sẽ ảnh hưởng không tốt đến các mối quan hệ.

Quảng cáo

Sưu tầm

Người đăng

Bảo Mi

Bảo Mi

Chia sẻ là cách tốt nhất để học và làm cuộc sống tốt đẹp hơn.


Là thành viên từ ngày: 26/07/2015, đã có 1.689 bài viết

Tài trợ

BÌNH LUẬN

Bạn cần đăng nhập để bình luận.
No Avatar

Chưa có bình luận nào cho bài này, tại sao bạn không là người đầu tiên nhỉ?

Bài viết khác

Những tính cách của người có giáo dục
Thế nào là người có giáo dục? Nhiều khi “vô học” lại là những kẻ chữ nghĩa đầy mình, cũng như những người nông dân ít học lại vô cùng sáng suốt và tinh tế...Liệu người ngày xưa và ngày nay có hiểu khái niệm “con người có giáo dục” khác nhau không, hãy xem qua câu ...

18 bài học đắt giá giúp bạn tồn tại trên thế giới này
Cuộc sống đôi khi không đẹp đẽ như chúng ta tưởng tượng, có những sự thật khắc nghiệt cần chúng ta đối mặt để trở nên mạnh mẽ và trưởng thành hơn.

Trẻ em học cách nói dối như thế nào
Bạn có thể thấy một lời nói dối nhỏ để giúp ai đó thì không có gì xấu cả trong khi trẻ em lại thấy nó không tốt chút nào, nhưng khi lớn lên chúng cũng bắt đầu nói dối. Vậy trẻ em học cách nói dối như thế nào?

Có thể bạn cần

Đừng phóng đại những đau khổ, buồn phiền và thất vọng

Đừng phóng đại những đau khổ, buồn phiền và thất vọng

Hãy để quá khứ được “ngủ yên”! Mọi chuyện trong quá khứ đã xảy ra rồi thì không thể thay đổi được, đừng nên tìm cách đào bới sâu thêm mà chỉ có một cách duy nhất là chấp nhận.

Liên kết logo

Bàn phím trong mơ