10 lời khuyên nghề nghiệp từ những người thành công

14/08/2015   2.813  4.83/5 trong 3 lượt 
10 lời khuyên nghề nghiệp từ những người thành công
Những người trẻ mới bước chân vào con đường sự nghiệp có lẽ sẽ cảm thấy những lời khuyên như “hãy theo đuổi đam mê của bạn”, “hãy làm việc bằng 110% sức lực”… thật sáo rỗng, nhưng có thể họ sẽ cảm thấy hứng thú hơn với những chia sẻ thú vị về vấn đề nghề nghiệp của 10 người thành công dưới đây

1. Warren Buffett: Rèn luyện tính kiềm chế và khiêm nhường

Trong một cuộc phỏng vấn vào năm 2010, Warren Buffett – Chủ tịch và CEO của Bekshire Hathaway cho biết, lời khuyên hữu ích nhất ông từng nhận được là từ Thomas Murphy - thành viên Ban giám đốc Bekshire Hathaway.
 
Ông ấy đã từng nói với Buffett rằng: “Đừng bao giờ quên, khi anh muốn chửi bới một người, đừng nói những lời tồi tệ ấy ngay lập tức mà hãy giữ chúng lại và chờ xem đến ngày mai, anh có còn cảm thấy giống như lúc đó nữa không”.
 
Trong cuộc họp cổ đông thường niên năm nay của Bekshire Hathaway, Warren Buffett cũng đã nói rằng: “Chìa khóa để có được những mối quan hệ tốt và làm việc lâu dài với đồng nghiệp là học cách thay đổi hành vi của mình bằng cách học hỏi phẩm chất của những người mà bạn ngưỡng mộ”.
 

2. Maya Angelou: Tự tạo cho mình con đường riêng

Trong quyển The best advice I ever got, tác giả Katie Couric đã trích dẫn một lời khuyên của tác giả, nhà thơ, vũ công, diễn viên, ca sĩ Maya Angelou:
 
“Người bà của tôi - Annie Henderson – đã cho một lời khuyên mà tôi đã áp dụng trong suốt 65 năm, đó là: Nếu cuộc sống đưa đẩy con vào một con đường mà con không thích, hãy suy xét kỹ. Nếu nhìn về phía trước, con không hề muốn cái kết quả cuối cùng sau khi hoàn tất chuyến hành trình; và khi nhìn về phía sau, con cũng không hề muốn bắt đầu lại để làm mọi thứ tốt hơn, thì con hãy bước ra khỏi con đường đó và tự tạo nên một con đường khác cho mình”.
 

3. Richard Branson: Không nuối tiếc quá khứ, tập trung cho mục tiêu kế tiếp

Đây chính là bài học mà nhà sáng lập, Chủ tịch Tập đoàn Virgin Richard Branson học được từ người mẹ của mình.
 
Tỷ phú Richard Branson nói: “Lượng thời gian người ta lãng phí vào việc hối tiếc những thất bại thay vì để tập trung vào một mục tiêu mới luôn khiến tôi phải ngạc nhiên. Tôi rất hào hứng khi điều hành mọi công việc kinh doanh tại Virgin, mỗi thất bại không bao giờ là điều tồi tệ mà chỉ là một khúc quanh để có thể rút kinh nghiệm mà thôi”.
 

4. J.K. Rowling: Nắm lấy thất bại

Trước khi trở thành một trong những phụ nữ giàu có nhất thế giới, J.K. Rowling – tác giả của loạt truyện đình đám Harry Potter – là một bà mẹ đơn thân sống nhờ vào tiền trợ cấp. Bà bắt đầu viết câu chuyện về cậu bé phù thủy Harry Potter trong các quán cà phê. Và trước khi tác phẩm được in thành sách, bà đã nhận được tổng cộng 12 cái lắc đầu từ các nhà xuất bản.
 
“Cuộc hôn nhân ngắn ngủi tan vỡ, tôi trở thành một người thất nghiệp, vô gia cư, một bà mẹ đơn thân nghèo khó… Căn cứ theo mọi tiêu chuẩn, tôi đã trở thành người thất bại nhất mà bản thân mình từng biết”, Rowling chia sẻ trong bài phát biểu tại Đại học Harvard vào năm 2008.
 
Sau khi “chiến thắng một cách đau đớn”, J.K. Rowling xem thất bại như một món quà và thông qua nghịch cảnh, bà đã có thêm nhiều hiểu biết quý giá về bản thân và các mối quan hệ của mình.
 

5. Eric Schmidt: Nói “Có” với càng nhiều thứ càng tốt

Trong quyển The best advice I ever got, tác giả Katie Couric đã trích lời Chủ tịch điều hành Google Eric Schmidt:
 
“Hãy tìm cách nói ‘Có’ với mọi thứ. Nói ‘Có’ với lời mời đến một đất nước mới, với những cuộc gặp gỡ bạn bè mới, với việc học hỏi một điều mới. Đây chính là cách để bạn có được việc làm đầu tiên, cơ hội việc làm tiếp theo, và thậm chí tìm được người bạn đời cho mình”.
 

6. Marissa Mayer: Chọn thứ mà mình có thể khiến nó trở nên tuyệt vời

Chủ tịch và CEO của Yahoo Marissa Mayer cho biết trong một cuộc trả lời phỏng vấn của Social Times vào năm 2011 rằng, lời khuyên hữu ích nhất bà từng nhận được là từ một người bạn của bà có tên là Andre.
 
Người bạn này đã nói với bà: “Cậu biết đấy Marissa, cậu đặt lên vai mình quá nhiều áp lực. Những chọn lựa tốt có rất nhiều, nhưng cậu nên chọn điều mà cậu có thể khiến nó trở nên thật tuyệt vời”.
 

7. Steve Jobs: Đừng chỉ theo đuổi đam mê, hãy theo đuổi một điều gì đó lớn hơn cả bản thân bạn

Steve Jobs từng nói với người viết tiểu sử nổi tiếng Walter Isaacson rằng: “Chúng ta luôn nói về việc theo đuổi đam mê của mình, nhưng tất cả chúng ta đều là một phần của dòng chảy lịch sử, và bạn nên có một cái gì đó thật hữu ích cho cộng đồng để đặt vào dòng chảy này. Để đến 20, 30 hoặc 40 năm sau, mọi người sẽ nói về bạn rằng: Người này không chỉ có niềm đam mê, anh ta còn quan tâm đến việc tạo ra điều mà rất nhiều người được hưởng lợi”.
 

8. Suze Orman: Đừng quan tâm đến những lời chỉ trích không mang tính xây dựng

Trong một bài viết trên LinkedIn về lời khuyên quý giá nhất từng nhận được, nhà diễn thuyết, tác giả, người dẫn chương trình trên CNBC Suze Orman đã viết rằng, thành công thường biến bà trở thành mục tiêu của những “nhà chỉ trích” – những người hoàn toàn bị “ngắt kết nối với thực tiễn”. Thời gian đầu, Suze Orman rất tức giận nhưng dần dà, bà học được cách phớt lờ họ.
 
“Một thực tế đáng buồn là trên con đường sự nghiệp, bạn luôn bị bao vây bởi rất nhiều sự phê bình, chỉ trích không mang tính xây dựng từ người ngoài, đối thủ cạnh tranh hoặc thậm chí là từ nhà quản lý hoặc những đồng nghiệp cận kề mình. Tôi khuyên các bạn nên chuẩn bị tâm lý trước và đừng để bị những chướng ngại đó cản bước thành công”.
 

9. Bill Gates: Đơn giản hóa vấn đề

Trong cuộc trả lời phỏng vấn của CNBC vào năm 2009, nhà đồng sáng lập, Chủ tịch Tập đoàn Microsoft Bill Gates cho biết, ông ngưỡng mộ khả năng tư duy đơn giản của tỷ phú Warren Buffett. Do đó, ông luôn cố gắng đề đơn giản hóa vấn đề càng nhiều càng tốt.
 
Chẳng hạn, khi được hỏi về những yếu tố để có một thương vụ hấp dẫn, Bill Gates sẽ đưa ra một vài con số và sự kiện cơ bản.
 
Bill Gates luôn tự chọn ra những yếu tố cơ bản nhất để xây dựng nên một tiêu chuẩn, một mô hình riêng thật dễ dự đoán và mang tính hiệu quả lâu dài. Khả năng rút gọn vấn đề như vậy chính là một trong những biểu hiện đặc biệt của một thiên tài.
 

10. Arianna Huffington: Chăm chỉ chưa đủ

Trong một bài viết trên LinkedIn vào năm ngoái, Chủ tịch, Tổng biên tập The Huffington Post Arianna Huffington tiết lộ rằng bà thường được hỏi rằng, người trẻ có nên theo đuổi đam mê của mình bằng cách làm việc hết công suất?
 
“Chúng tôi thường làm việc với một ảo tưởng tập thể rằng lao động hết công suất chính là cái giá cần thiết để đạt đến thành công. Nhưng tôi ước gì có thể quay ngược lại quá khứ để nói với mình rằng, năng suất làm việc sẽ thật sự được cải thiện nếu bạn cam kết mình không chỉ làm việc chăm chỉ mà còn biết cách tái tạo năng lượng và đổi mới bản thân”, Arianna Huffington cho biết.

Quảng cáo

Sưu tầm

Người đăng

Bảo Mi

Bảo Mi

Chia sẻ là cách tốt nhất để học và làm cuộc sống tốt đẹp hơn.


Là thành viên từ ngày: 26/07/2015, đã có 1.689 bài viết

Tài trợ

BÌNH LUẬN

Bạn cần đăng nhập để bình luận.
No Avatar

Chưa có bình luận nào cho bài này, tại sao bạn không là người đầu tiên nhỉ?

Bài viết khác

Thuật toán cho công thức thành công
Làm thế nào mà một người như Jack Dorsey, từng chỉ là một cậu nhóc 14 tuổi nghiện khoa học máy tính, trở thành doanh nhân, nhà đồng sáng lập và CEO của Twitter và Square? Làm thế nào để 3M có thể giữ mạch sáng tạo, phát triển những sản phẩm đơn giản nhưng mang tính ...

Cuộc đời là một sự lựa chọn
Bước vào tuổi mười tám, cũng là lúc các học sinh đứng trước một trong những sự lựa chọn quan trọng nhất của cuộc đời: lựa chọn một ngành học, một nghề nghiệp cho tương lai.

Trên đời có ít người sống đủ vì họ luôn muốn thứ mới mà chẳng muốn thứ mình đã có
Đủ hay thiếu là một thứ gì đó rất mông lung, thế nhưng nếu học được cách trân trọng những gì mình đã có, tiết chế những ham muốn không cần, cái "đủ" sẽ khiến bạn mỉm cười.

Có thể bạn cần

Một đời người, một đời kem

Một đời người, một đời kem

Nhiều bạn trẻ muốn có được đầu óc phóng khoáng và tư duy làm ăn lớn để sở hữu những tập đoàn này nọ, nhưng vẫn bị bệnh toán lớp 1, chỉ nghĩ có vài đồng trước mắt.

Liên kết logo

Bàn phím trong mơ